Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 97 - 101)

II- Quản lý TTKT ở Việt Nam

3-Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam

Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa hai cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. Trong đó:

Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện những chức năng, nhiệm vụ cụ thể

trong quản lý TTKT bao gồm:

+ Kiểm soát quá trình TTKT thông qua các thủ tục thông báo TTKT và thủ tục miễn trừ đối với các vụ TTKT bị cấm.

+ Tiếp nhận, điều tra các vụ TTKT và chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc TTKT đến Hội đồng Cạnh tranh.

Hội đồng Cạnh tranh thực hiện chức năng xử lý vụ việc về TTKT.

Trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ căn cứ vào các quy định trong Luật Cạnh tranh. Có ba căn cứ

pháp lý cơ bản như sau:

Thứ nhất, Ngưỡng áp dụng. Gồm ngưỡng thông báo TTKT và ngưỡng

cấm TTKT.

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế: doanh nghiệp TTKT có thị phần

kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan hoặc doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa thì bắt buộc phải thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT.

Ngưỡng cấm tập trung kinh tế: Nếu thị phần kết hợp của các doanh

nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan và không thuộc các trường hợp miễn trừ theo quy định việc thực hiện TTKT sẽ bị cấm.

Bên cạnh đó cũng có một số ngưỡng áp dụng trong các giao dịch trên

nhằm kiểm soát tập trung kinh tế. Theo đó, tổ chức cá nhân nắm giữ trực tiếp, hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng (trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng) phải báo cáo cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, hay Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty dại chúng đó được niêm yết.

Việc quy định các ngưỡng áp dụng này là một sự lượng hoá quy định về phạm vi các vụ việc tập trung kinh tế được kiểm soát. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra về vụ TTKT và đối chiếu với các ngưỡng áp dụng trên để đưa ra kết luận vụ TTKT có được tiến hành hay không.

Thứ hai: Các quy định về miễn trừ. Các quy định về miễn trừ được sử

dụng làm căn cứ để xem xét đối với các hành vi TTKT bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh sẽ điều tra vụ TTKT và tham chiếu với hai trường hợp miễn trừ sau:

- Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

- Việc TTKT giúp mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

Trong quá trình điều tra về vụ TTKT, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ yêu cầu các bên tham gia TTKT và các cơ quan quản lý ngành có liên quan cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình điều tra. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh và Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ tổ chức các hình thức lấy ý kiến

của các cơ quan liên quan. Điều này nâng cao hiệu quả của quá trình điều tra vụ việc và làm cho các quyết định của Cục Quản lý cạnh tranh có hiệu lực cao hơn.

Thứ ba: Các hành vi vi phạm TTKT và chế tài xử lý.

Các hành vi vi phạm TTKT bao gồm:

+ Tiến hành TTKT không thông báo đến Cục Quản lý cạnh tranh trong trường hợp vụ việc thuộc ngưỡng thông báo TTKT.

+ TTKT trong trường hợp bị cấm và không thuộc trường hợp miễn trừ hoặc thuộc trường hợp miễn trừ nhưng chưa có quyết định thông qua của Cục Quản lý cạnh tranh về trường hợp miễn trừ đó.

Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra. Sau khi có kết luận chính thức về các hành vi vi phạm, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và báo cáo điều tra đến Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh sẽ tiến hành xử lý vi phạm.

Các biện pháp xử phạt gồm hai nhóm biện pháp sau:

+ Nhóm biện pháp xử phạt hành chính: bao gồm các biện pháp từ cảnh cáo đến phạt tiền và mức tiền phạt tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Các mức phạt được quy định chi tiết đối với các hành vi vi phạm TTKT khác nhau trong Mục 3, chương II, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày

30/09/2005 về xử phạt vi phạm pháp Luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chịu các hình thức phạt bổ sung như: thu hồi giấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh tuỳ thuộc vào các hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

+ Nhóm biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm: áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm như: chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập đã có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện sáp nhập; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh và các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm...

Như vậy, công tác quản lý TTKT ở Việt Nam đã có sự phân công trách nhiệm khá rõ ràng giữa hai cơ quan quản lý cạnh tranh. Bên cạnh đó, công tác quản lý TTKT đã bước đầu có sự tham gia hỗ trợ thông tin, đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý ngành có liên quan. Sự tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan đã bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác quản lý TTKT ở Việt Nam.

Những phân tích trên đây đã cho thấy một bức tranh chung về TTKT và quản lý TTKT ở Việt Nam. Vậy, quản lý TTKT đã đạt được những kết quả và còn những tồn tại gì cần khắc phục?

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 97 - 101)