Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 61 - 64)

II- Kinh nghiệm của Nhật Bản

2- Quản lý TTKT ở Nhật Bản

2.2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Nhật Bản

Cơ sở pháp lý điều tiết TTKT ở Nhật Bản gồm Luật Chống độc quyền và hệ thống các văn bản hướng dẫn về mua bán- sáp nhập. Cụ thể như sau:

Năm 1947: Luật chống Độc quyền (Tên chính thức là : Đạo Luật về việc cấm hành vi độc quyền tư nhân và duy trì thương mại lành mạnh- Act

concerning Prohibition of Private Monopolization and Maintenance of Fair Trade) đã được thông qua. Theo đó, Luật Chống độc quyền cấm các giao dịch sáp nhập, chia tách, chuyển giao kinh doanh có thể gây ra hạn chế cạnh tranh.

Năm 1980: JFTC ban hành văn bản Hướng dẫn sáp nhập. Đây là văn

bản dưới luật đầu tiên do JFTC ban hành nhằm hướng dẫn hoạt động mua- bán, sáp nhập doanh nghiệp theo các quy định của Luật Chống độc quyền. Hướng dẫn này đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sáp nhập dựa trên thị phần các bên tham gia, thứ hạng trên thị trường, số lượng đối thủ cạnh tranh, tổng tài sản các bên và các tiêu chuẩn khác; phân biệt các hình thức sáp nhập theo chiều ngang, chiều dọc và sáp nhập kết khối.

Năm 1994: Hướng dẫn sáp nhập năm 1994 được ban hành đã sửa đổi

và bổ sung một số nội dung của Hướng dẫn sáp nhập năm 1980 như: bổ sung một số yếu tố mới để đánh giá các vụ TTKT; quy định việc xem xét một vụ việc về TTKT cần được tập trung vào những tiêu chí được lựa chọn để đánh giá và phải được tham chiếu đến một lĩnh vực thương mại cụ thể để đánh giá khả năng hạn chế cạnh tranh đáng kể.

Năm 1998: ngày 21/12/1998, sửa đổi và thống nhất hai Hướng dẫn trên

thành một Hướng dẫn chung: Hướng dẫn về việc làm rõ các quy định về các

hiệu ứng có thể hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các lĩnh vực thương mại cụ thể- Guidelines for Interpretation on the Stipulation that The

Effect Be Substantially to Restrain Competition in a Particular Field of Trade. Với một số nội dung sửa đổi chủ yếu là: bỏ một số tham chiếu về những loại sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập kết khối; lần đầu tiên đề cập đến Danh sách trắng; đưa ra quy trình đánh giá sáp nhập, chủ yếu tập trung vào sáp nhập ngang; bổ sung khái niệm mới về hiệu ứng có thể hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các lĩnh vực thương mại cụ thể”.

Năm 2004: JFTC ban hành Hướng dẫn sáp nhập năm 2004 trên cơ sở

sửa đổi, bổ sung cho Hướng dẫn sáp nhập năm 1998. Nội dung chính được sửa đổi, bổ sung là: Bỏ khái niệm hiệu ứng có thể hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong các lĩnh vực thương mại cụ thể” đã quy định trong Hướng dẫn năm 1998; thay vào đó là các khái niệm cụ thể về các loại tác động gây hạn chế cạnh tranh: tác động đơn phương và tác động kết hợp đối với sáp nhập theo chiều ngang, tác động chiếm lĩnh thị trường hoặc kết hợp đối với sáp nhập theo chiều dọc, tác động chiến lược hoặc kết hợp đối với sáp nhập kết khối; tham chiếu rõ hơn đến các yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá sáp nhập tương ứng với các loại tác động hạn chế cạnh tranh; thông qua việc sử dụng chỉ số HHI để phân tích thị trường độc quyền nhóm và một tiêu chuẩn gần giống chỉ số SSNIP (sự tăng giá nhỏ nhưng đáng kể không phải trong nhất thời- Small but Significant non- transitory increase in price) trong việc xác định thị trường; sử dụng phương pháp an toàn; bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả. Đặc biệt, Hướng dẫn năm 1994 còn quy định về

Năm 2005: Luật Chống độc quyền năm 2005 đã sửa đổi Luật Chống độc

quyền ban hành năm 1947. Nội dung sửa đổi chính bao gồm: tăng mức phạt; mở rộng các hành vi chịu phạt; đưa ra các chương trình khoan dung; rà soát các quy trình khởi tố hình sự, các điều khoản phạt và sửa đổi các quy trình điều trần.

Năm 2006: Có hai văn bản Luật chuyên ngành được ban hành có những

quy định liên quan đến quản lý TTKT. Cụ thể là:

Thứ nhất, Luật Công ty năm 2006 đã đưa ra một số quy định điều chỉnh

việc mua cổ phiếu, sáp nhập, trao đổi cổ phiếu, phân tách, phát hành cổ phiếu mới và chuyển giao kinh doanh.

Thứ hai, Luật Các công cụ và giao dịch tài chính năm 2006 (được ban

hành trên cơ sở sửa đổi Luật Giao dịch chứng khoán trước đó), đã đưa ra các quy định điều chỉnh việc chào mua cổ phiếu và các yêu cầu về những trường hợp bắt buộc công bố công khai.

Đó chính là những cơ sở pháp lý điều tiết quá trình TTKT ở Nhật Bản. Vậy thực tiễn Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng các cơ sở pháp lý đó như thế nào để quản lý TTKT?

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w