Tập trung kinh tế Những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 28 - 31)

II- Cơ sở lý luận về quản lý tập trung kinh tế

1- Tác động của tập trung kinh tế đối với sự phát triển kinh tế và sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế

1.1- Tập trung kinh tế Những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế

1- Tác động của tập trung kinh tế đối với sự phát triển kinh tế và sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế kinh tế và sự cần thiết phải quản lý các hoạt động tập trung kinh tế

Để có cơ sở lý luận cho công tác quản lý TTKT, trước hết chúng ta cần xem xét, đánh giá một cách toàn diện những tác động của TTKT đối với sự phát triển của nền kinh tế đứng trên góc độ quản lý vĩ mô nền kinh tế.

1.1- Tập trung kinh tế- Những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế tế

TTKT có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, TTKT giúp nâng cao tổng sản lượng cho nền kinh tế trong

điều kiện các nguồn lực phát triển không thay đổi. Thật vậy, như đã trình bày ở trên về những khái niệm và hình thức TTKT, chúng ta có thể thấy: kết quả của TTKT là sự giảm đi của số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường và sự gia tăng quy mô sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp sau TTKT. Theo quy luật về hiệu suất hoạt động theo quy mô: “khi quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do họ có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm”. Như vậy TTKT có thể giúp khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế do quy mô đầu tư nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực phát triển như: vốn, lao động, tài nguyên, ... Vì vậy, tổng sản lượng trong nền kinh tế được nâng cao trong điều kiện các nguồn lực không thay đổi.

Thứ hai, TTKT góp phần đưa nền kinh tế vượt qua những giai đoạn

kinh tế khó khăn hay khủng hoảng kinh tế. Vì TTKT là một hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu việc tổ chức sản xuất- kinh doanh. Trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, thì TTKT là một biện pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ đó góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi sự khủng hoảng và tiếp tục phát triển.

Thứ ba, TTKT chính là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát

triển kinh tế bền vững. Thật vậy, bản chất của TTKT là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa các chủ thể kinh tế, có thể là các doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh tế với nhau. Quyền sở hữu đó bao gồm các quyền sở hữu về: vốn, tài sản, các phát minh sáng chế, các dây chuyền công nghệ, ... Tập trung kinh tế sẽ thúc đẩy chuyển giao khoa học- công nghệ, cách thức tổ chức quản lý, kỹ năng lao động. Theo mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglass thì công nghệ chính là một nhân tố quan trọng tạo ra sản lượng trong nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế:

Y= T.Ka .Lb.Rc (1) Trong đó: T là khoa học công- nghệ.

K, L, R lần lượt là vốn, lao động, đất đai và các.

Mô hình Cobb- Douglass sau khi biến đổi sẽ thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số như sau :

g= t+ a.k + b.l+ c.r Trong đó : g là tốc độ tăng trưởng.

k, l, r là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào t là tốc độ tăng tiền bộ khoa học- công nghệ.

Các công nghệ tiên tiến, hiện đại được áp dụng rộng rãi sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng trong nền kinh tế. Và tiến bộ công nghệ là yếu tố vô hạn có thể mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực khác đều là hữu hạn, công nghệ là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thứ tư, TTKT có yếu tố nước ngoài còn là một hình thức thu hút vốn

đầu tư nước ngoài khá hiệu quả. Nó không chỉ làm tăng thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà còn thúc đẩy chuyển giao khoa học- công nghệ hiện đại từ các nước phát triển trên thế giới. Sau các vụ TTKT thường kéo theo những nhu cầu đầu tư mới và tạo ra việc làm mới trong dài hạn.

Thứ năm, TTKT trong các ngành then chốt của nền kinh tế sẽ giúp nền

kinh tế hạn chế và tránh được sự chi phối của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển của đất nước.

Thứ sáu, TTKT còn làm tăng doanh thu thuế bổ sung vào ngân sách

Nhà nước, tăng khả năng chi tiêu của chính phủ, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã biết, TTKT là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa các chủ thể kinh tế là các doanh nghiệp trên thị trường. Quá trình chuyển quyền sở hữu này dẫn đến những thay đổi về đăng ký kinh doanh của các

doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi các doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh với nhau để hình thành các doanh nghiệp mới. Khi đó, các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp những khoản thuế nhất định vào ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách Nhà nước tăng đồng nghĩa với tăng khả năng chi tiêu của chính phủ, từ đó tạo điều kiện để chính phủ tăng

chi tiêu cho nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Thứ bảy, TTKT cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa

hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước theo định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Như vậy, có thể kết luận rằng TTKT có rất nhiều tác động tích cực đối

với sự phát triển kinh tế thông qua những tác động trực tiếp tới các nhân tố quan trọng của tăng trưởng và phát triển đã được nghiên cứu trong khoa học kinh tế phát triển.

Bên cạnh những tác động tích cực, TTKT cũng có thể gây ra những tác động hạn chế đối với sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 28 - 31)