Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 52 - 54)

I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

2- Quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

2.2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Hoa Kỳ chính là các Đạo luật và các văn bản hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp.

Năm 1890, ban hành Đạo Luật Sherman, đưa ra những quy định về cấm

thoả thuận hạn chế cạnh tranh; cấm những hạn chế bất hợp lý về thương mại và sự hình thành độc quyền.

Năm 1914, ban hành hai Đạo Luật: Đạo Luật Clayton và Đạo Luật về

Ủy ban Thương mại Liên bang. Đạo Luật Clayton ngăn cấm các vụ sáp nhập có thể dẫn tới hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hoặc có xu hướng dẫn tới độc quyền; bổ sung Đạo Luật Sherman thêm 4 hành vi điều chỉnh: Cấm phân biệt đối xử về giá, cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc, cấm việc chiếm vốn giữa các công ty, cấm kiêm nhiệm chức vụ. Đạo Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang- thành lập cơ quan cạnh tranh tại Hoa Kỳ Quy định việc giám sát thực thi Luật cạnh tranh thuộc mảng dân sự của Uỷ ban Thương mại Liên bang và bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: làm hàng giả, quảng cáo gian dối, ...

Năm 1936, ban hành Đạo Luật Robinson- Patman để bổ sung Đạo Luật

Clayton về các hành vi bán phá giá hàng hoá trong nước(phân biệt với bán phá giá hàng hoá trên thị trường nước ngoài).

Năm 1938, ban hành Đạo Luật Wheeler- Lea để bổ sung các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi gian lận và hàng loạt các biện pháp ngăn chặn.

Năm 1950, ban hành Đạo Luật Celler-Kefauver nhằm quy định việc

kiểm soát sáp nhập, mua lại.

Năm 1975, ban hành Đạo luật Magnuson-Moss để trao quyền cho US-

FTC trong việc thông qua các nguyên tắc thương mại trong đó định nghĩa các hoạt động gian lận hoặc không lành mạnh trong từng ngành cụ thể.

Năm 1976, ban hành Đạo Luật nâng cao chống độc quyền Hart – Scott

– Rodino (HSR) với nội dung sửa đổi các Đạo Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ (chủ yếu là Đạo Luật Clayton). Đạo Luật HSR cũng là cơ sở pháp lý điều chỉnh các khía cạnh về thủ tục rà soát của chính phủ trong các vụ sáp nhập, thâu tóm.

Năm 1992, ban hành Hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp để điều chỉnh

các hành vi sáp nhập theo chiều ngang. Gồm các quy định cụ thể về: xác định thị trường sản phẩm và thị trường địa lý liên quan; đánh giá mức độ gia nhập thị trường; đánh giá các hiệu ứng cạnh tranh có thể xảy ra từ vụ sáp nhập; đánh giá các hiệu quả đáng kể có thể có được từ vụ sáp nhập; xác định mức độ tập trung trước và sau khi sáp nhập.

Tháng 04/2000, ban hành Hướng dẫn về kết hợp giữa các đối thủ cạnh

tranh nhằm hướng dẫn việc thực thi các quy định pháp luật về TTKT giữa các đối thủ cạnh tranh

Như vậy, các cơ sở pháp lý cho công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ bao gồm các Đạo luật và các văn bản Hướng dẫn sáp nhập. Vậy các cơ sở pháp lý này được thực thi như thế nào trong công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ?

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w