Hạn chế trong công tác quản lý TTKT

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 105 - 110)

III- Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua

2-Hạn chế trong công tác quản lý TTKT

Qua nghiên cứu về TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể nhận thấy ... vấn đề tồn tại như sau:

Thứ nhất, chưa có sự phân biệt điều chỉnh đối với các hình thức TTKT

khác nhau trong khi mức độ ảnh hưởng của các hình thức TTKT đó đối với cấu trúc thị trường và mức độ thiệt hại gây ra hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là Luật Cạnh tranh chưa đề cập tới hình thức TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo.

Thứ hai, kết quả kiểm soát TTKT còn hạn chế. Con số 01 vụ TTKT

tổng số 113 vụ TTKT với tổng giá trị giao dịch là 1,753 tỷ USD và chưa tương xứng với sự gia tăng thị phần rất lớn trong một số ngành (như trong bảng 3.3 ở trên)

Thứ ba, một số quyết định quản lý ngành còn mâu thuẫn với các quy định quản lý tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh.

Để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải phân tích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

3- Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến các nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách và những nguyên nhân về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý TTKT.

3.1- Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý TTKT

Về phía cơ quan quản lý TTKT: do mới được thành lập từ năm 2006, thời gian hoạt động chưa nhiều và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh còn đang trong quá trình đi vào ổn định và phát triển trong đó có việc phát triển một đội ngũ nhân lực đáp ứng những nhiệm vụ quản lý TTKT được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và các nhiệm vụ ngày càng phức tạp đặt ra trong thực tiễn quản lý TTKT.

Quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh còn hạn chế. Chẳng hạn như trong các trường hợp miễn trừ, Luật Cạnh tranh mới có những quy định tổng

quát về vấn đề này, nhưng Cục Quản lý cạnh tranh lại chưa được giao quyền xây dựng các nội dung thẩm tra và pháp lý hoá các quy định đó.

Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý TTKT với các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực khác như: cơ quan đăng ký kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, ... chưa chặt chẽ.

3.2- Nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách

Quy định về các ngưỡng áp dụng tính theo “thị phần kết hợp” của doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan là rất khó để xác định. Hơn nữa, việc xác định thị trường liên quan lại có sự khác biệt lớn giữa các ngành khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm, độ co giãn của cầu theo giá, ... Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý TTKT trong việc xác định đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cho rằng họ không thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế trong khi các vụ TTKT đó có thể gây ra những hạn chế cạnh tranh nhất định.

Các trường hợp miễn trừ đã được quy định trong Luật Cạnh tranh và trong Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, các quy định đó còn ở mức độ nhận dạng chung chứ chưa có các quy định định lượng cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, Luật cũng chưa có các quy định trao quyền cho Cục Quản lý cạnh tranh trong việc xây dựng các nội dung thẩm tra trong thủ tục thông báo TTKT và các thủ tục miễn trừ. Đây là

một khó khăn trong công tác quản lý và cũng là “kẽ hở” tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực trong quản lý TTKT.

Các hướng dẫn TTKT bao gồm các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc trong mục 3 chương II Luật Cạnh tranh, và tại Mục 5, Chương II – Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Và hiện nay vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa việc thực thi Luật Cạnh tranh cũng như các văn bản hướng dẫn riêng đối với hoạt động TTKT. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân của thực trạng Luật Cạnh tranh chưa được phổ biến sâu rộng tới các cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp từ đó dẫn đến những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết về Luật cạnh tranh, chủ yếu là những vi phạm về thông báo TTKT và nhiều quyết định quản lý ngành vẫn chưa thống nhất với Luật Cạnh tranh.

Bên cạnh đó, sở dĩ chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lý TTKT là do trong hệ thống pháp lý điều tiết TTKT còn thiếu một cơ chế gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác quản lý TTKT.

Các quy định trong các văn bản luật chuyên ngành và trong Luật Cạnh tranh còn chưa thống nhất. Vị trí, vai trò của TTKT và công tác quản lý TTKT còn chưa được thống nhất giữa các cơ quan quản lý ngành và cơ quan quản lý TTKT.

Như vậy, qua nghiên cứu về thực tiễn TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể thấy được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong công tác quản lý TTKT của Việt Nam. Trước thực trạng đó, Việt Nam cần làm gì để tăng cường công tác quản lý TTKT, quản lý TTKT có hiệu quả, để phát huy những tác động tích cực của TTKT phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của TTKT đến cấu trúc thị trường cạnh tranh của nền kinh tế?

CHƯƠNG 4- KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TTKT Ở VIỆT NAM TTKT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 105 - 110)