Về cơ chế pháp lý quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 115 - 120)

II- Kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian tớ

2-Về cơ chế pháp lý quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam

Cần hoàn thiện các quy định pháp lý về ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế và ngưỡng cấm tập trung kinh tế theo hướng quy định chi tiết hơn cho các hình thức tập trung kinh tế khác nhau và theo tiêu chí thị phần kết hợp với doanh thu thuần hoặc tài sản của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Các quy định về miễn trừ cũng cần được quy định cụ thể hơn, đảm bảo tính công bằng trong quản lý TTKT.

Cần hoàn thiện khung pháp lý quy định chi tiết hơn các hành vi tập trung kinh tế, ngưỡng kiểm soát, đối với tập trung kinh tế có yếu tố nước ngoài đặc biệt là các hành vi thâu tóm của các công ty đa quốc gia.

Cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn nữa thi hành Luật Cạnh tranh đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Trong thời gian tới, xu hướng sẽ xuất hiện những trường hợp TTKT

dưới những hình thức phức tạp hơn. Vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh cần nghiên cứu và đề xuất với chính phủ những biện pháp hoàn thiện khung pháp lý về TTKT, đặc biệt là bổ sung và hoàn thiện các quy định kiểm soát TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo.

Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin gắn kết giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý ngành nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát hoạt động TTKT, đảm bảo phát hiện đầy đủ, kịp thời những hành vi vi phạm liên quan đến TTKT và tổ chức điều tra các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu của chuyên đề là nghiên cứu một cách hệ thống về TTKT và công tác quản lý TTKT về lý luận và thực tiễn, nhằm đưa ra những kiến nghị tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam. Chuyên đề dự kiến giải quyết một số vấn đề sau: hệ thống một khung lý thuyết chung về TTKT; tổng hợp bức tranh về thực trạng tập trung kinh tế cũng như những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua; dự báo xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới; phân tích những tác động của những xu hướng TTKT đó đối với sự phát triển kinh tế và rút ra những yêu cầu chung đối với công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời

gian tới; từ đó kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Dù đã cố gắng nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống theo logic của những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢOTIẾNG VIỆT TIẾNG VIỆT

1- Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2009), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam- Hiện trạng và dự báo, Hà Nội. 2- Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Kiểm soát

tập trung kinh tế- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

3- Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh (2007), Hội thảo- Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

4- Bộ Thương mại- Cục Quản lý cạnh tranh (2005), Thực thi Luật Thương mại lành mạnh ở Đài Loan- Các vụ điển hình (Tập 1 + Tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5- Bộ Công thương- Cục Quản lý cạnh tranh, Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế IDRC (2009), Báo cáo Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Vịêt Nam, Hà Nội.

6- Bộ Thương mại- Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Phát triển Quốc tế Anh DFID (2008), Khuôn khổ đánh giá cạnh tranh- Hướng dẫn nghiệp vụ nhằm xác định rào cản đối với cạnh tranh ở các nước đang phát triển, Hà Nội.

7- Bộ Công thương (2007), Rà soát phục vụ việc tổng kết công tác cải cách thể chế của Bộ Công thương, Hà Nội.

8- Bùi Nguyễn Anh Tuấn- Cục Quản lý cạnh tranh- Đại học tổng hợp Leeds (Vương Quốc Anh) (2008), Tập trung kinh tế và xác định cấu trúc thị trường, Hà Nội

9- Chính phủ, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.

10- Chính phủ, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. 11- Chính phủ, Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về

việc thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh, Hà Nội.

12- Chính phủ, Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội.

13- Nguyễn Hữu Huyên- Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ Tư pháp (2009), Nguyên tắc tỷ lệ trong luật cạnh tranh, Hà Nội.

14- Phạm Trí Hùng, Nguyễn Văn Chân (2007), Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội. 15- Phạm Văn Vận, TH.S Vũ Cương (2006), Giáo trình Kinh tế

công cộng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16- Quốc hội, Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về cạnh tranh, Hà Nội.

17- Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

TIẾNG ANH

18- Japan Fair Trade Commission (2008), Guidelines To

Application Of The Antimonopoly Act Concerning Review Of Business Combination, Tokyo.

19- The Federal Trade Commission (2005, 2006, 2007, 2008), Standing Up For Consumer And Competition, Washington. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20- http://www.ftc.gov

21- http://www.ftc.gov.tw/Englishweb/English.htm/

22- http://www.internationalcompetitionnetwork.org/index.php/ 23- http://www.jftc.go.jp/e-page/

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 115 - 120)