Nhóm hàng nông-lâm-thủy sản.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 38 - 45)

b) Đối với than đá Kim ngạch kim ngạch.

2.1.2.1 Nhóm hàng nông-lâm-thủy sản.

Giai đoạn 2000- 2005, tố độ tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt bình quân 14%/năm; tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 21,1% năm 2005. Như vậy, nếu so sánh kết quả này với mục tiêu đề ra trong chiến lược là giảm dần tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản xuống còn 22% vào năm 2005 thì sự chuyển dịch này là phù hợp với định hướng và mục tiêu đề ra.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong nhóm này là thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, chè. Trong giai đoạn 2001-2005, sáu mặt hàng này đã chiếm đến 90,3% tổng kim ngạch của nhóm. Các mặt hàng khác như hạt tiêu, hạt điều tuy đã bắt đầu xuất

khẩu từ khá lâu nhưng kim ngạch nhỏ, hầu như không ảnh hưởng đến tỷ trọng của nhóm hàng này.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

a) Gạo:

Kim ngạch xuất khẩu:

Trong giai đoạn 2000-2005 kim ngạch xuất khẩu gạo có những biến động tương đối lớn, tăng khoảng 17.8%/năm. Tuy nhiên, 2 năm 2006 và 2007 kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh từ 48,11% năm 2005 xuống còn -8% năm 2007. Những biến động này là do sự kết hợp của cả những yếu tố về lượng và giá cả. Trong những năm giá gạo thế giới xuống thấp thì lượng gạo xuất khẩu của chúng ta thường tăng, ngược lại, những năm giá gạo tăng thì lượng xuất của chúng ta

thường sụt giảm. Điều này dẫn đến việc kim ngạch xuất khẩu của chúng ta trong những năm gần đây không cao.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng gạo Việt Nam chưa cao nên chủ yếu mới được bán trên những thị trường dẽ tính như Philippine, Inđonêsia, Malaysia và một số thị trường Châu Phi. Trên phân đoạn thị trường này, có thể nói, chúng ta đã thâm nhập được và có năng lực cạnh tranh khá tốt, thể hiện ở những trường hợ chúng ta thắng thầu cung cấp gạo cho các nước Philipine, Irắc,..Tuy nhiên, Việt Nam hầu như chưa thâm nhập được vào những thị trường gạo đạt chất lượng cao.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Bảng 2.2:Tổng hợp đánh giá xuất khẩu gạo.

Kim ngạch xuất khẩu Cao, không ổn định

Phụ thuộc nhiều sản lượng khai thác sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước

Cơ cấu thị trường xuất khẩu Tương đối đa dạng

Chưa thâm nhập được những thị trường khó tính

Năng lực sản xuất Lợi thế trong nước về điều kiện tự nhiên Hạn chế về công nghệ sau khi thu hoạch Hiệu quả xuất khẩu Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống

Không cao nếu so với những nông sản khác

Vị trí trên thị trường thế giới Đứng thứ 2 trên thế giới 15-17% thị phần

Ưu tiên của Chính phủ Không khuyến khích xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam đã đạt được mức an toàn thực phẩm cơ bản thì Chính phủ Việt nam cũng bớt lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm mà tập trung mặt hàng gạo. Việc giảm giá gạo, phân bón tăng khiến cho những người trồng lúa chỉ hưởng được lợi nhuận cận biên và họ sẽ chuyển sang trồng những cây nông nghiệp khác. Do đó, chính sách đa dạng hóa đất nông nghiệp được quan tâm nhiều hơn vấn đề an toàn thực phẩm.

b) Cà phê.

Kim ngạch xuất khẩu

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai trong số các nông sản. Khác với gạo, hầu như toàn bộ cà phê dành cho xuất khảu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5%.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Cơ cấu thị trường.

Xét về cơ cấu thị trường, cà phê Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới, thậm chí đã thâm nhập vào những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn quá dàn trải, chưa thật tập trung vào một số bạn hàng lớn, chưa ổn định về số lượng, về giá cả xuất khẩu và về bạn hàng. Một số thị trường của ta chỉ là các thị trường trung gian, chứ ta chưa xuất khẩu được nhiều cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng đích thực. Những thiếu sót trong quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng do trình độ nghiệp vụ non yếu thường hay bị thua thiệt và dẫn tới không ít nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam làm mất lòng tin của người mua như không chịu giao hàng theo hợp đồng đã ký kết về khối lượng, chất lượng, kỳ hạn, thậm chí không giao hàng.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Bảng 2.3:Tổng hợp đánh giá về xuất khẩu cà phê.

Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao mặc dù bị khủng hoảng vào năm 2000- 2002.

Mức tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào giá thế giới.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu Đa dạng

Năng lực sản xuất Chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi

Công nghệ chế biến còn thủ công, chủ yếu xuất khẩu thô

cà phê giảm nên hiệu quả chưa cao Vị trí trên thị trường thế giới Hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Ưu tiên của Chính phủ Khuyến khích xuất khẩu trung bình

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 38 - 45)