Thủy sản Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 45 - 51)

Kim ngạch xuất khẩu

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọnh thứ ba của Việt Nam sau dầu thô và dệt may và là một trong những động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu của cả nước. Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản có được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt xấp xỉ 20%/năm. Đặc biệt, năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 22.8%.

Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu luôn dao động trong khaỏng 8.27% đến 12.11%. Như vậy, tỷ trọnh này hầu như không tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao. Điều này có thể lý giải bởi sự gia tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới đã tăng đáng kể. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm qua, đến năm 2001 là 3.2%.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, tôm chiếm tới gần một nữa giá trị xuất khẩu và Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng tôm hùm, xuất khẩu khoảng 120.000 tấn/năm. Hầu hết xuất khẩu ở dạng tôm đông lạnh, bên cạnh đó cũng xuất khẩu cả thủy snả ở dạng sấy kô, đóng hộp và tươi.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Nhật Bản đã nhiều năm và hiện nay vẫn là thị trường quan trọng đối với đồ biển của Việt Nam, chiếm gần ¼ tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đa dạng hóa thị trưỡng cũng là vấn đề quan trọng vì hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 60 nước trên thế giới trông đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ 2 với khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và đang tiếp tục phát triển nhanh chóng.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Bảng 2.4: Tổng hợp đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản.

Kim ngạch xuất khẩu Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Cơ cấu thị trường xuất khẩu Đa dạng

Năng lực sản xuất Điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đang phát triển sang nuôi trồng và đánh bắt xa bờ. Trình độ công nghệ và chất lượng mới bắt đầu tiếp cận tiêu chuẩn thế giới. Hiệu quả xuất khẩu Tương đối cao

Có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường Vị trí trên thị trường thế giới Nhỏ, chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch

xuất khẩu của thế giới. Ưu tiên chiến lược của Chính phủ Khuyến khích xuất khẩu cao

2.1.2.3Nhóm hàng chế biến.

a) Dệt may.

Kim ngạch xuất khẩu.

Giống như nhiều nước khác trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển đổi công nghiệp của Việt Nam được khởi động từ ngành may mặc hướng vào xuất khẩu. Việt Nam có ngành công nghiệp dệt may truyền thống và đã trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này từ những năm 70, chủ yếu là sang các nước COMECON. Tuy nhiên, nhờ có công cuộc đổi mới, ngành công nghiệp này đã khởi sắc và thay đổi thị trường. Hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng và hiện là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai, sau dầu thô.

Xuất khẩu hàng dệt may tăng từ khoảng 1,9 tỷ USD năm 2000 và 4,8 tỷ USD năm 2005, đến năm 2006 là 5,8 triệu USD và năm 2007 là 7,8 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân cao, khoảng 18%/năm. Tuy kim ngạch xuất khẩu các năm liên tục tăng, tuy nhiên, cũng có những năm tốc độ tăng trưởng giảm, thậm chí hầu như không tăng.

Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại.

Ngành dệt may là nguồn thu hút lao động chính, đặc biệt là phụ nữ, với khoảng 1,6 triệu lao động, khoảng ¼ số lượng nhân công trong tất cả các ngành công nghiệp. Trong đó phải kể đến ngành may mặc với mức thu hút nhân công nữ rất lớn, chiếm khoảng 80% lực lượng lao động trong lĩnh vực này.

Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hàng xuất khẩu dệt may đa phần được làm ra theo các hợp đồng đấu thầu cho các hãng nước ngoài, trong đó các hãng này thường cung cấp nguyên liệu và mẫu mã, trong khi Việt Nam đảm nhiệm các khâu cắt, ghép, đăng ten,..Đôi khi các hãng nước ngoài cung cấp cả thiết bị. Bởi vậy, giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lao động và hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm cuối cùng lên đến 80%. Tỷ lệ này qua nhiều năm vẫn không thay đổi chứng tỏ rằng hiẹn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong ngành dệt may. Hơn nữa, lượng xuất khẩu tịnh của ngành dệt may còn rất nhỏ(xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

Cơ cấu thị trường.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 7,8 tỷ USD, vượt so với kế hoạch. Thị trường Hoa kỳ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,6% tổng kim ngạch.

Mặc dù thương mại thế giới phần nhiều đã thoát khỏi vấn đề hạn ngạch từ cuối năm 2004, quá trình tự do hó đã được áp dụng đối với thương mại giữa thành viên WTO, tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tuy đã loại bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì cơ chế giám sát đặc biệt và sẵn sàng cho phép việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các quốc gia khác trong thời gian gần đây đã không còn phân biệt đối xử với Việt Nam.

Bảng 2.5: Tổng hợp đánh giá về xuất khẩu dệt may.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w