- Cà phê: xuất khẩu trong tháng là 136 nghìn tấn,giảm 10,8% so với tháng
3.2.2 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp đối với từng thị trường xuất khẩu.
đối với từng thị trường xuất khẩu.
Đối với những thị trường tiêu dùng khắc khe và có rào cản kỹ thuật mà hàng xuất khẩu của Việt Nam- nước đang phát triển rất khó vựợt qua. Do đó, cần tạ nguồn hàng đa dạng ,phong phú về chủng loại, khối lượng lớn, cung ổn định, thỏa mãn thị hiếu ngừời tiêu dùng và đáp ứng tốt nhất tiêu chuẩn của sản phẩm theo quy dịnh của từng thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập và mở rộng thị phần thì không còn con đường nào khác là phải tạo nguồn hàng xuất khẩu thích hợp với từng thị truờng này.
Trên thị trường, giá cả có thể rất quan trọng nhưng chất lượng sản phẩm là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng đựoc tiêu thụ. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới chất lượng mà cả dịch vụ khách hàng, bao gồm cả dịch vụ sau khi bán hàng. Nét độc đáo và đặt biệt của sản phẩm so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ có sức hút lớn đối với người tiêu dùng. Do đó,
cần đầu tư cho các khâu quảm cáo, cải tiến công nghệ, nghiên cứu và phát triển, để tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh, bí quyết ở đây chính là tính sáng tạo.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu kỹ thị trừờng và khách hàng để nắm đựoc đặt điểm của thị trường, nhu cầu, thị iếu của người tiêu dùng và kênh phân phối của từng thị trường, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với từng thị trường nhằm đạt đựợc mục đích là tăng nhanh khối lượng hàng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư: mở rộng quy mô sản xuất và chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể nhằm tạo ra nguồn hàng thích hợp với từng thị trường.
Đầu tư vốn, thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng snả phẩm. Trước khi tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp cần phải: 1) xác định các ưu thế cạnh tranh tương đối để tập trung đầu tư vào các mặt hàng có lợi thế nhất, tránh đầu tư tản mạn hiệu quả thấp: 2) nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những thị trường thành viên, hoặc những mặt hàng có cạnh tranh hay chưa có khả năng cạnh tranh.
Muốn tạo ra được một nguồn hàng thích hợp với từng thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất , có tính quyết định với việc cho ra đời một sản phẩm như thế nào . Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vốn và công nghệ tiên tiến và quá trình sản xuất lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao , đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng và vượt được rào cản kỹ thuật của bất kỳ thị trường nào cho dù khó tính nhất như thị
trường các nước EU . Giai đoạn từ nay đến 2010 , các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam hướng vào từng thị trường thì không còn cách nào khác là phải tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý .