Nhận định chung về kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 75 - 77)

- Cà phê: xuất khẩu trong tháng là 136 nghìn tấn,giảm 10,8% so với tháng

2.3.4 Nhận định chung về kết quả đạt được.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2007, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau:

Những thành tựu chủ yếu:

(1) Qui mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức khá cao. Hầu hết những chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng đều đã được thực hiện đạt và vượt, đặt biệt có một số chỉ tiêu đã vượt ở mức cao.

(2) Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng khô. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng được qui mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản, gạo…; nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa…

(3) Công tác hoạt động xuất tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. (4) Các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu không ngừng đượpc mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

(5) Công tác huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đã tạo ra nguồn lực vực chất đáng kể cho hoạt động xuất khẩu, góp phần quan trọng làm gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

(6) Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang

pháp lý nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu phát triển, khiến khích sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều doanh nghiệp vào hoạt động xuất khẩu. Công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, giúp cho các doanh nghiệp giảm nhẹ gánh nặng về thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

(7) Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác xuất nhập khẩu, bao gồm cả chất lượng quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và chất lượng lao động trong các doanh nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cả bộ máy phục vụ hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w