Những hạn chế cơ bản.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 77 - 78)

- Cà phê: xuất khẩu trong tháng là 136 nghìn tấn,giảm 10,8% so với tháng

2.3.5 Những hạn chế cơ bản.

(1) Quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

(2) Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sóc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giứoi hay sự xuất hiện của rào cản thương mại mới của nước ngoài.

(3) Cơ cấu mặt hnàg xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả ba phương diện: 1) chủng loại hang hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mứoi có đóng góp kim ngạch xuất khẩu đáng kể; 2) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thủy sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiện máy tính…chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; 3) quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản và cụ thể.

(4) Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực dã ký kết giữa Việt nam và các đối tác.

(5) Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu.

(6) Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại, ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thật sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.

(7) Các cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động của một số lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ vẫn chưa cởi mở, chưa cho phép và huy động được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh.

(8) Công tác xúc tiến và thông tin thương mại, dự báo thị trường nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý Nhà nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w