Theo nhóm hàng.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 65 - 67)

d) Máy tính và linh kiện điện tử Kim ngạch xuất khẩu.

2.1.4.2.1 Theo nhóm hàng.

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong 15 năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 20,5% năm 2006 và năm 2007 khoảng16,7%. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 33,9% năm 2001; 41,0% năm 2006 và 41,2% năm 2007. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng dao động trong khoảng từ 37,2% năm 2001 đến 36,1% năm 2006 và 36,2% năm 2007 (xem bảng dưới).

Bảng 2.12: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2007 (%)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 NĂM 2007 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 36,1 36,2 Hàng CN nhẹ và TTCN 33,9 35,7 40,6 42,7 41,0 41,0 41,2 Nông-lâm-thủy sản 24,3 23,9 22,1 20,5 21,1 20,5 22,6 Hàng hoá khác 20,2 15,6 17,5 16,4 15,6 17,1 16,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại

Để thấy rõ hơn sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, có thể quan trắc cơ cấu của hàng xuất khẩu chế biến. Theo cách phân tích này hàng xuất khẩu chế biến được chia thành 3 nhóm chính: (i) Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên;

(ii) Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình; (iii) Các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn (xem bảng sau).

Bảng 2.13: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 - 2004 Hàm lượng xuất khẩu Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) 1985 2000 2005 1985 - 1990 1990 - 1995 1995 - 2000 2000- 2005 1. Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên 74 17,6 17,8 21 23 5 4,8 2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình 21,7 77 76,0 34,3 102 20 18 3. Công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn 3,9 5,4 6,2 40 62,2 2,4 3,7

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, năm 2005 và tính toán.

Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và cải thiện cán cân thanh toán.

Nếu phân tích cơ cấu xuất khẩu của nước ta có tính đến cả mức độ giá trị tăng thêm, có thể thấy, tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng rất thấp, chỉ chiếm gần 30% (năm 2007).

Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển biến song tốc độ còn chậm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến (công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) còn quá khiêm tốn, trong khi hàng sơ chế và khoáng sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, xét về dài hạn, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng cao như hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang ở điểm xuất phát của Ma- lai-xia, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan trong thời kỳ cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX. Nói cách khác, đằng sau những con số thể hiện sự tăng trưởng trung bình khá ấn tượng của xuất khẩu trong thời kỳ 1991-2004, có thể nhận thấy rằng, xuất khẩu của Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua vẫn chưa có những sự thay đổi về chất. Xuất khẩu mới chỉ dừng ở chỗ khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ, chưa khai thác lợi thế về công nghệ và vốn của quá trình tự do hoá thương mại thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế và chứa đựng nhiều rủi ro khác như ổn định kinh tế vĩ mô, vì cán cân thương mại trong dài hạn sẽ khó được cải thiện.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 65 - 67)