Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 80 - 82)

- Cà phê: xuất khẩu trong tháng là 136 nghìn tấn,giảm 10,8% so với tháng

3.1.2 Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, Việt Nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa(phát triển kinh tế ngành và kinh tế vùng ),đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam trên thị trường Quốc tế.

Xây dựng quy hoạch, chính sách và giải pháp để xây dựng các vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất lớn cho các ngành, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay (chiếm hơn ½ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU)là giày dép và dệt may ,do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu –ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài-nên hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu rất thấp (25%-30% doanh thu ).Hơn nữa ,do gia công theo đơn đặt hàng và xuất khẩu theo kĩ thuật nước ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động về mẫu mã ,sản xuất cũng như tiêu thụ sản

phẩm . Đây là điểm yếu trong xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực này của ta sang thị trường bạn. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này thì rất bất lợi cho Việt Nam .Bởi vậy ,Nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (chứ không phải các doanh nghiệp gia công )làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường nhập khẩu thuộc hai nghành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trính sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp vớithị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng ;tăng cường xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn (mua nguyên liệu và bán thành phẩm ), giảm dần phương thức gia công xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao và tiến tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này .

Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ ngủ gia dụng, đồ dùng phục vụ du lịch ,đồ chơi trẻ em,hàng điên tử và hàng thủy hải sản ..Nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích cá doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục dích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hành này. Đối tượng áp dụng của chính sách là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu mới và có triển vọng phát triển .

Đối với các mặt hàng nông sản như cà phê, chè, hạt tiêu, hat điều, cao su, rau quả…Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn. Việc tạo ra vùng sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu sẽ giúp cho côn tác quản lý chất lượng được thực hiệnt tốt từ khâu tuyển hcọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc đến lựa chọn,

đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp khi đưa ra xuất khẩu, khắc phục đựoc tìn trạng chất lượng thấp, không ổn định và nguồn cung cấp nhỏ.

Theo nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp. Như vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến công nghệ cao, chế tạo và giảm mạnh tỷ trọng hàng nguyên liệu thô. Hơn nữa, hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu là dùng nguồn nhân công rẻ, yếu tố tự nhiên không thể tồn tại lâu dài được. Để có cơ cấu hàng xuất khẩu như trên trong tương lai, nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo như thực phẩm chế biến, đồ điện, điện tử gia dụng, điện tử tin hcọ, công nghệ viễn thông…..đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, gía trị gia tăng và tính độc đáo của sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng nhằm tăng nhanh khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử- tin học, công nghệ viễn thông….Nhà nước cầm có sự hỗ trợ về vốn và khuyến khích họ tập trung cho nghiên cứu cơ bản để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w