Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 59 - 64)

d) Máy tính và linh kiện điện tử Kim ngạch xuất khẩu.

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Đến năm 2007, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 220 nước và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng đều trong 3 năm qua (từ 21,3% năm 2004 lên 23,2% năm 2007). Thị trường Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Mỹ.

Trong khi đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu giày dép nhưng thị trường châu Âu vẫn duy trì được tỷ trọng 19-20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2004 đến nay. Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2005.

Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác, bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á (kể từ năm nay) đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỉ USD; khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ trọng 31,5%, đạt kim ngạch 6,56 tỉ USD; châu Đại Dương chiếm tỷ trọng

15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỉ USD... trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á (xem bảng 5).

Bảng 2.9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%).

Khu vực thị trường 2000 2002 2003 2004 2005 2006

Châu Á 60,5 52,0 49,0 54,8 58,5 52,6

Châu Âu 23,0 23,0 22,0 20,4 18,1 19,3

Châu Mỹ 6,7 16,0 20,2 21,3 21,3 23,2

Châu Phi, Tây Nam Á

1,0 1,0 0,8 1,6 2,1 4,8

Châu Đại Dương 8,8 8,0 8,0 6,7 - -

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại

Cho đến nay, hàng Việt Nam đã thâm nhập được hầu hết vào các thị trường lớn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu ngày càng lớn, việc tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chỉ còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất.

Tóm lại, có thể nói mặc dù cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường và xu thế thế giới diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao. Tỷ trọng nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ bé. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn đều là những mặt hàng hoặc là hạn chế về các yếu tố cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nhóm nông, thuỷ sản và khoáng sản) hoặc là phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ và nguyên liệu nhập từ bên ngoài, do đó giá trị gia tăng thấp (giày da và dệt may).

Những biểu hiện nêu trên chứng tỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng còn chưa vững chắc.

Việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khả năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ tự chúng ta đánh mất thị trường, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn.

Với tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu chế biến hạn chế và chậm thay đổi như hiện nay, việc tăng trưởng xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn là rất hạn chế. Bởi vì không thể tăng trưởng dựa vào các mặt hàng hạn chế về năng suất, khả năng khai thác, đánh bắt và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Với giá trị gia tăng thấp như hiện nay, nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, chủ động nguồn nguyên liệu, trình độ công nghệ (còn thấp, lạc hậu với khu vực 1-2 thế hệ; với các nước tiên tiến 2-3 thế hệ), chất lượng lao động, giảm chi phí trung gian thì rất khó có thể tạo ra được những đột phá nâng cao chất lượng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.

Việc gia tăng xuất khẩu nhóm hàng công nghệ cao và sử dụng nhiều vốn, trước mắt có thể còn rất khó khăn nên phải nhanh chóng có chiến lược thực thi ngay từ bây giờ thì mới có thể xuất khẩu một cách bền vững và cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.

Toàn cầu hoá, khu vực hoá với tự do hoá thương mại là xung lực đang làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, trong thương mại vẫn còn bị méo mó do can thiệp của các nước lớn. Từ tháng 2-2007, mặt hàng tôm Việt Nam, khi nhập khẩu vào Nhật, ngoài chất Chloramphenicol sẽ bị kiểm tra bổ sung 100% đối với chất AOZ. Nga cũng thông báo gạo Việt Nam không được cấp hạn ngạch nhập khẩu do mặt hàng này còn sót các chất độc hại sử dụng trong khâu canh tác. Chè Việt Nam có nhiều khả năng mất thị trường EU sau khi Anh và nhiều nước châu Âu (tháng 5- 2007) thông báo về dư lượng thuốc bảo về thực vật vượt

ngưỡng cho phép nhiều lần. Cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam mà Hoa Kỳ đang áp dụng đã và sẽ gây nên những thiệt hại khôn lường (đến tháng 6- 2007, các nhà nhập khẩu Mỹ chưa ký hợp đồng nhập cho quý III/2007 do việc áp dụng cơ chế này)... Như vậy rào cản kỹ thuật, rào cản môi trường (tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất chế biến, kiểm dịch động thực vật, chứng chỉ chất lượng, các thủ tục đánh giá hợp chuẩn, yêu cầu về bao bì, đóng gói, nhãn sinh thái ...) được xem như “binh pháp” trong thương mại sẽ là những lá chắn mà thương nhân Việt Nam phải tính đến mỗi khi xuất ngoại. Trong đó, rào cản chống bán phá giá cũng sẽ là một lực cản không dễ gì vượt qua trong một sớm một chiều.

Bảng 2.10:Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu( Đơn vị:Triệu đola Mỹ.

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 Phân theo khối nước chủ yếu ASEAN 4449,0 4172,3 4769,2 5949,3 7768,5 9326,3 12546,6 APEC 13242,9 13185,9 16296,8 20560,1 26386,0 30686,8 37467,7 EU 1317,4 1506,3 1840,6 2477,7 2681,8 2581,2 3129,2 OPEC 525,9 435,8 628,6 878,0 1122,0 1301,0 1408,8 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007

Phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu

In-đô-nê-xi-a 345,4 288,9 362,6 551,5 663,3 700,0 1012,8 1353,9 Ma-lai-xi-a 388,9 464,4 683,3 925,0 1215,3 1256,5 1482,0 2289,7 Ô-xtrây-li-a 293,5 266,4 286,3 278,0 458,8 498,5 1099,7 1059,4 Đài Loan 1879,9 2008,7 2525,3 2915,5 3698,3 4304,2 4824,9 6916,6 Hàn Quốc 1753,6 1886,8 2279,6 2625,4 3359,4 3594,1 3908,4 5334,0 ĐKHC Hồng Công (TQ) 598,1 537,6 804,8 990,9 1074,3 1235,0 1440,8 1941,4 Nhật Bản 2300,9 2183,1 2504,7 2982,1 3552,6 4074,1 4702,1 6177,7 Trung Quốc 1401,1 1606,2 2158,8 3138,6 4595,1 5899,7 7391,3 12502,0 LB Nga 240,5 376,4 500,6 491,8 671,5 766,6 455,8 552,2 Anh 149,9 171,6 166,5 219,8 227,7 182,4 202,1 236,9 Pháp 334,2 300,4 299,2 411,0 617,4 447,7 421,1 1155,3 Xin-ga-po 2694,3 2478,3 2533,5 2875,8 3618,4 4482,3 6273,9 7608,6 Thái Lan 810,9 792,3 955,2 1282,2 1858,6 2374,1 3034,4 3737,2

In-đô-nê-xi-a 345,4 288,9 362,6 551,5 663,3 700,0 1012,8 1353,9

Nguồn: Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 59 - 64)