Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 82 - 83)

- Cà phê: xuất khẩu trong tháng là 136 nghìn tấn,giảm 10,8% so với tháng

3.1.3 Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa.

khẩu hàng hóa.

Tình hình chung của Việt Nam hiện nay là nhập khẩu máy móc, thiết bị với giá rẻ nhưng không lâu bền và trình độ công nghệ kỹ thuật không cao. Máy móc tốt, công nghệ cao sẽ sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao, mẫu mã đẹp….cạnh tranh được với các đối tác nước ngoài. Nếu tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán, phía đối tác sẽ không tìm cách cản trở hàng xuất khẩu của ta: đồng thời nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung.

Nhập khẩu công nghệ nguồn có thể thực hiện qua 2 biện pháp sau:

1)Đầu tư của chính phủ: là biện pháp ưu việt để nhập khẩu công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng theo yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp tối ưu vì Nhà nước ta còn nghèo, kinh phí hỗ trợ cho đầu tư của Chính phủ còn hạn hẹp, và chỉ ưu tiên cho những ngành trọng điểm.

2)Thu hút các nhà đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt nam: đây được cho là giải pháp tối ưu cho việc nhập khẩu công nghệ nguồn và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta thiếu vốn và trình động hiểu biết còn hạn chế. Để thực hiện đuợc biện pháp này, Nhà nước cần phải có những ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư . Những ưu đãi này chỉ được thực hiện khi đối tác góp vốn bằng công nghệ hiện đại và đầu tư vào các lĩnh vực như: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện, ngành điện tử, viễn thông…

Hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết, việc nhập khẩu công nghệ nguồn có thể đưa hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh được với đối tác về chất lượng, kiểu dáng, và đáp ứng tốt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, chắc chắn những mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, gạo, … và các mặt hàng khác sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đòi hỏi khắc khe của đối tác nhập khẩu về chất lượng, vệ sinh, bảo vệ môi trừờng, kiểu dáng đẹp và chủng loại phong phú. Đồng thời sẽ mang lại sự thành công rất lớn cho xuất khẩu cảu Việt Nam, quá trình sản xuất được thực hiện dưới sự giám sát và điều hành của đối tác nhập khẩu nên hàng Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu của đối tác và có tính cạnh tranh quốc tế cao.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa của VIỆT NAM TRƯỚC và SAU KHI GIA NHẬP WTO THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w