Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng diệp lục trong lá bông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 54 - 57)

Timiriazep K.A. cho lá và các chất diệp lục là “nguồn trung gian giữa sự sống trên trái đất và mặt trời” (dẫn theo Krugiưlin A. X., 1988). Diệp lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp, vì nó có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng hấp thu ấy thành dạng năng lượng hóa học. (Vũ Văn Vụ và cs., 1993). Năng suất cây trồng phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng diệp lục trong lá và sự quang hợp (Krugiưlin A. X., 1988).

Có 5 loại diệp lục: a, b, c, d, e. Tuy nhiên, ở thực vật thượng đẳng chỉ có 2 loại diệp lục a và b. Các loại diệp lục khác có mặt trong vi sinh vật và rong tảo. Diệp lục không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ. Để chiết xuất diệp lục khỏi lá phải dùng các dung môi như: ête, axeton, rượu... Diệp lục được tổng hợp từ axit sucxinic và glyxin qua nhiều giai đoạn

phức tạp. Sự tổng hợp cần có các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, oxy, nước và chất khoáng (N, P, K, Mg, Fe...) (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1996).

Theo Grodzinxki A. M., Grodzinxki D. M., (1981), công thức tổng quát của một số Diệp lục a làC55H22O5N4Mg và Diệp lục b là C55H70O6N4Mg.

Hàm lượng diệp lục trong lá cây biến động từ 0,008 đến 0,8% chất tươi. Thông thường, hàm lượng diệp lục ở cây chịu bóng cao hơn ở cây ưa sáng. Khi thiếu nhiều ánh sáng, hàm lượng diệp lục ít hơn rất nhiều so với điều kiện chiếu sáng bình thường. Lá cây thích nghi với cường độ ánh sáng yếu, trong điều kiện này hàm lượng diệp lục tương đối nhiều hơn. Tỷ lệ diệp lục a/ diệp lục b ở cây ưa sáng có trị số 3,9, còn cây chịu bóng gần bằng 2,3. Tùy theo giống bông mà tỷ lệ diệp lục a/diệp lục b từ 2,47 đến 3,90 (theo Zhang T. Z. và cs.,1997).

Lá bông có từ 300-400mg diệp lục trên 1 g chất khô. Khi cung cấp hợp lý nước và đạm, hàm lượng diệp lục gần như tăng gấp đôi và đạt đến 3mg/1 dm2 lá, còn khi thiếu phân bón, hàm lượng diệp lục chỉ đạt 1,5mg/1 dm2 lá (Krugiưlin A. X., 1988).

Phun PIX làm tăng hàm lượng diệp lục tố, nâng cao hiệu quả quang hợp của cây bông (Lý Văn Bính, Phan Đại Lục, 1991) và tăng tỷ lệ diệp lục a/diệp lục b (Gausman H. W. và cs., 1979).

Kết quả nghiên cứu tại Columbia cho thấy, cây bông phun PIX vào giai đoạn 30 ngày sau gieo có hàm lượng diệp lục tăng 50-80% so với đối chứng không phun (Walter H. và cs., 1980). Theo kết quả nghiên cứu của Keith L. E., (2000) tại Mỹ thì PIX làm tăng độ đậm lá cũng như hàm lượng diệp lục tăng khoảng 30%.

động từ 0,54-1,86mg/1 g lá tươi (Zhang T. Z. và cs., 1997). Tùy điều kiện trồng trọt mà hàm lượng diệp lục trong lá ở giai đoạn 120 ngày sau gieo biến động từ 3,4 đến 5,0 mg/1 dm2

lá (Mauney J. R., Hendrix D. L., 1988).

Tóm lại, diệp lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quang trọng nhất đối với quang hợp, nó biến năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng hóa học. Năng suất cây trồng phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng diệp lục trong lá. Do đó việc xác định hàm lượng diệp lục trong lá ở ruộng bông năng suất cao là rất cần thiết để từ đó có biện pháp tác động thích hợp để nâng cao hàm lượng diệp lục.

Phân bón ảnh hưởng lớn đến quang hợp, sinh trưởng và phát triển của cây bông qua đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông. Vì vậy việc xác định liều lượng phân bón hợp lý cho từng vùng sinh thái cho từng giống cụ thể để đạt năng suất và hiệu quả cao là rất cần thiết.

Mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất, và các chỉ tiêu sinh lý khác liên quan đến năng suất. Tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu... và điều kiện canh tác của vùng, với mỗi giống muốn phát huy hết tiềm năng năng suất thì cần phải xác định được mật độ tối thích.

Xử lý chất điều hoà sinh trưởng PIX lên cây bông đã làm giảm chiều cao cây, chiều dài cành quả, chỉ số diện tích lá. Do giảm diện tích lá của cá thể khi được xử lý PIX nên mật độ trồng có thể tăng từ đó nâng cao năng suất bông.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)