- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.
1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS
3.3.1 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng PIX đến một số đặc điểm sinh trưởng của giống bông VN35KS và VN04-
sinh trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4
Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý PIX đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4 được thể hiện trong các bảng 3.15, 3.16 và bảng 3.17.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của PIX đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009
Công thức
TGST giai đoạn (ngày) CCC giai đoạn… (cm)
Trồng -Ra nụ
Trồng - Ra hoa
Trồng -
Quả nở Ra nụ Ra hoa Quả nở
Đ/c (không phun) 32,7 56,7 112,3 15,7 66,4 118,3 Phun 1 lần 32,3 56,7 112,7 16,4 60,7 100,6 Phun 2 lần 33,0 56,7 113,0 17,0 54,0 94,7 Phun 3 lần 33,0 56,7 114,0 16,3 53,7 93,9 Phun 4 lần 32,7 56,7 114,0 16,3 54,1 93,5 CV (%) 2,30 2,12 1,03 3,14 4,16 4,76 LSD0,05 ns ns ns ns 3,85 2,97
Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý PIX đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của giống bông VN35KS được thể hiện trong các bảng 3.15 cho thấy, trong phạm vi các công thức tham gia nghiên cứu, số lần phun PIX khác nhau ít ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống bông lai VN35KS. Sự sai khác về thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có nụ đầu tiên, 50% số cây có hoa đầu tiên nở cũng như 50% số cây có quả đầu tiên nở không có ý nghĩa so sánh.
Giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ, do chưa tác động PIX lên cây bông nên chiều cao cây giai đoạn này không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, nên ruộng thí nghiệm tương đối đồng đều. Tuy nhiên, đến giai đoạn ra hoa và quả nở, khi đã xử lý PIX lên cây bông thì đã thể hiện rõ sự khác biệt
về chiều cao cây giữa các công thức xử lý PIX. Công thức đối chứng không phun PIX có chiều cao cây cao nhất, khi tăng số lần phun PIX thì chiều cao cây có xu hướng giảm ở cả 2 thời kỳ theo dõi ra hoa và quả nở. Trong điều kiện không xử lý PIX, chiều cao cây giai đoạn ra hoa và đậu quả tương ứng 66,4 cm và 118,3 cm, còn khi phun PIX 3 lần thì chiều cao cây tương ứng ở 2 thời kỳ này là 53,7 cm và 93,9 cm, sự sai khác về chiều cao cây giai đoạn ra hoa và nở quả của các công thức xử lý PIX so với công thức đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Edmisten K. L. và cs., (1998), Zhang S. và cs., (1990), Livingston S. D. và cs., (2002), Constable G. và cs., (1994), Williford J. R., (1992) và Crozat Y., (1995) rằng khi tăng số lần xử lý PIX cho cây bông thì chiều cao cây có xu hướng giảm.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của PIX đến số cành quả/cây, số cành đực/cây, chiều dài cành quả dài nhất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận
năm 2009
Công thức Số cành quả/cây Số cành đực/cây CDCQDN (cm)
Đ/c (không phun) 15,7 1,6 43,7 Phun 1 lần 15,6 2,1 41,1 Phun 2 lần 14,5 2,4 34,4 Phun 3 lần 14,1 2,1 34,2 Phun 4 lần 14,1 2,2 34,2 CV (%) 4,49 10,37 2,22 LSD0,05 1,06 0,36 3,70
Ảnh hưởng của xử lý PIX đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống bông VN35KS được thể hiện trong các bảng 3.16 cho thấy, việc phun PIX cho giống bông lai VN35KS đã ảnh hưởng đến số cành quả/cây. Xử lý PIX
cho cây bông đã làm giảm số cành quả/cây so với đối chứng không phun, số lần phun PIX càng cao thì số cành quả/cây càng giảm. Ngoại trừ công thức xử lý 1 lần PIX có số cành quả tương đương so với đối chứng không xử lý, các công thức xử lý khác có số cành quả thấp hơn công thức đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cây 95%.
Tương tự số cành quả/cây, việc xử lý PIX đã ảnh hưởng đến số cành đực/cây. Việc xử lý PIX cho cây bông đã làm tăng số cành đực/cây. Việc phun chất điều hòa sinh trưởng PIX đã ảnh hưởng đến số cành đực/cây là do khi trồng với mật độ cao (5 vạn cây/ha) nếu không được xử lý PIX thì các cây sẽ tranh chấp ánh sáng lẫn nhau, các cành đực sinh trưởng kém, bị triệt tiêu bớt; ngược lại khi được xử lý PIX thì các cây không tranh chấp ánh sáng nên cành đực vẫn phát triển bình thường. Các công thức xử lý chất điều hòa sinh trưởng PIX đều có số cành đực/cây cao hơn công thức đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Chiều dài cành quả ngoài ảnh hưởng bởi giống, mật độ gieo trồng, phân bón,… nó còn chịu ảnh hưởng bởi việc xử lý PIX (số lần xử lý PIX và liều lượng xử lý/vụ). Các công thức xử lý PIX đều cho chiều dài cành quả ngắn hơn so với công thức không xử lý. Các công thức có số lần phun PIX càng nhiều thì chiều dài cành quả càng giảm. Cụ thể, công thức đối chứng không phun PIX có chiều dài cành quả dài nhất giai đoạn cuối vụ đạt 43,7 cm; thấp nhất là công thức phun 3 lần và 4 lần, chiều dài cành quả dài nhất chỉ đạt 34,2 cm, giảm gần 10 cm so với đối chứng. Ngoại trừ công thức xử lý 1 lần PIX có chiều dài cành quả dài nhất tương đương với công thức đối chứng không xử lý, các công thức xử lý PIX khác cùng tham gia nghiên cứu đều có chiều dài cành quả dài nhất ngắn hơn công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của PIX đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và đặc điểm thực vật học của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận
năm 2009
Công thức
TGST từ gieo đến…(ngày) CCC giai đoạn … (cm)
Số cành quả/cây Số cành đực/cây 50% nụ 50% hoa nở 50% quả nở 50% nụ 50% hoa nở 50% quả nở Đ/c (không phun) 36,3 53,7 99,3 12,0 43,3 83,5 15,4 1,2 Phun 1 lần 36,3 53,3 99,7 12,1 42,6 79,0 14,2 1,1 Phun 2 lần 36,3 54,7 99,3 12,1 36,7 71,0 14,4 1,3 Phun 3 lần 36,0 54,0 99,0 11,8 36,0 65,3 14,2 1,4 Phun 4 lần 36,3 54,7 99,3 12,1 36,7 66,3 14,4 1,6 CV (%) 1,28 0,96 0,41 2,31 1,93 2,68 4,88 11,45 LSD0,05 ns 0,83 ns ns 1,21 3,13 ns 0,24
Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của PIX đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và đặc điểm thực vật học của giống VN04-4 được thể hiện ở bảng 3.17 cho thấy, số lần phun PIX khác nhau ít ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống VN04-4, sự sai khác về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các công thức xử lý PIX so với đối chứng không xử lý không có ý nghĩa so sánh.
Cũng như giống VN35KS, việc xử lý PIX cho giống bông VN04-4 đã ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây qua các giai đoạn, số lần phun PIX càng lớn thì chiều cao cây có xu hướng càng giảm. Giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ, do mới tác động PIX nên chiều cao cây không có sự sai khác giữa các
công thức phun PIX so với đối chứng không phun, nên ruộng thí nghiệm tương đối đồng đều. Tuy nhiên, đến giai đoạn ra hoa và quả nở, khi đã xử lý PIX thì chiều cao cây đã thể hiện rõ sự khác biệt giữa các công thức phun PIX so với đối chứng không phun, số lần xử lý càng cao thì chiều cao cây ở 2 giai đoạn này có xu hướng giảm. Ngoại trừ công thức xử lý 1 lần PIX có chiều cao cây giai đoan cây bông bắt đầu nở hoa tương đương với công thức đối chứng không xử lý, các công thức xử lý PIX khác cùng tham gia nghiên cứu đều có chiều cao cây ở giai đoạn này cũng như giai đoạn cây bông bắt đầu nở quả đều thấp hơn công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Công thức không phun PIX có chiều cao cây cao nhất, tương ứng 2 thời kỳ ra hoa và nở quả 43,3 cm và 83,5 cm, trong khi đó công thức xử lý 4 lần chiều cao cây tương ứng 2 thời kỳ này chỉ đạt 36,7 cm và 66,3 cm.
Khi xử lý PIX cho giống bông lai VN04-4 đã làm giảm số cành quả/cây, công thức đối chứng không xử lý PIX có 15,4 cành quả/cây, trong khi đó các công thức xử lý PIX chỉ có 14 cành quả. Tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa so sánh.
Cũng giống như giống VN35KS, việc xử lý PIX cho cây bông giống VN04-4 đã làm tăng số cành đực/cây, càng tăng số lần xử lý PIX thì số cành đực/cây càng tăng; công thức đối chứng không xử lý có 1,2 cành đực/cây, trong lúc đó công thức xử lý 4 lần có 1,6 cành; sự sai khác về số cành đực của các công thức xử lý PIX 3 lần và 4 lần so với đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu việc xử lý PIX cho cây bông đã làm tăng số cành đực/cây, giảm số cành quả/cây và chiều dài cành quả dài nhất cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trên thế giới như Constable G. và cs., (1994), Zhang S. và cs., (1990), Livingston S. D. và cs., (2002),... và Vũ Xuân Long, (1999).