KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 145 - 147)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1 Kết luận

1) Đã phát hiện được quy luật diễn biến của một số chỉ tiêu sinh lý trên các giống bông nghiên cứu (VN15, VN01-2, VN04-4, VN35KS, KN06-8 và BD24/D20-24). Chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần tăng dần theo quá trình sinh trưởng và đạt tối đa vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) sau đó giảm dần cho đến cuối vụ. Số quả trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định lớn nhất đến năng suất bông trong các yếu tố cấu thành năng suất. Năng suất đạt cao nhất (29,37 tạ/ha) khi chỉ số diện tích lá tối đa (giai đoạn cây bông ra hoa rộ) ở ngưỡng nhất định (4,07), khi chỉ số diện tích lá tăng lên hoặc giảm xuống ngưỡng đó thì năng suất có xu hướng giảm. Giống có năng suất cao có hàm lượng diệp lục trong lá vào giai đoạn ra hoa rộ có xu hướng cao hơn các giống khác

2) Trên 2 giống bông nghiên cứu VN35KS, VN04-4, trong điều kiện không phun PIX, mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số diện tích lá, số quả/m2

và năng suất bông. Mật độ gieo trồng tối thích là 5 vạn cây/ha cho năng suất bông cao nhất (giống VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là 24,57 tạ/ha) tương ứng với chỉ số diện tích lá tối đa của 2 giống vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) là 5,66 và 5,51. Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn năng suất ở chỉ số diện tích lá tối ưu (khoảng 4,07).

3) Xử lý chất điều hoà sinh trưởng PIX lên giống bông lai VN35KS và VN04-4 đã làm giảm chiều cao cây, chiều dài cành quả, chỉ số diện tích lá và tăng hàm lượng diệp lục trong lá. Số lần xử lý PIX càng tăng và liều lượng càng cao thì tác động giảm sinh trưởng càng mạnh, đặc biệt làm giảm chỉ số diện tích lá rõ rệt. Điều này cho phép tăng mật độ trồng bông khi phun PIX. Xử lý PIX 3 lần kết hợp tăng mật độ gieo trồng lên 7,5 vạn

cây/ha tương ứng với chỉ số diện tích lá tối ưu 4,13 và 4,19 cho năng suất giống VN35KS (28,57 tạ/ha) và VN04-4 (27,37 tạ/ha) đạt cao nhất.

4) Đối với giống bông lai VN35KS và VN04-4, với các mức phân bón nghiên cứu thì phân đạm ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ số diện tích lá, liều lượng đạm bón càng cao thì chỉ số diện tích lá càng tăng ở mọi giai đoạn. Trên nền phân bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, năng suất thực thu của giống VN35KS (28,91 tạ/ha) và giống VN04-4 (27,85 tạ/ha) đạt cao nhất ở chỉ số diện tích lá tối đa là 4,16, khi chỉ số diện tích lá vượt quá ngưỡng này thì năng suất có xu hướng giảm.

5) Kết quả thực nghiệm ngoài sản xuất đã khẳng định tính đúng đắn của các kết quả nghiên cứu thu được, mô hình ruộng bông đạt năng suất cao ở chỉ số diện tích lá tối ưu đạt 4,07-4,17 vào thời kỳ cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo). Bằng các biện pháp kỹ thuật tối ưu với mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha, với liều lượng phân bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha và được xử lý PIX 3 lần, giống VN35KS đã đạt được năng suất 28,6 tạ/ha, vượt đối chứng 16,26%, tương ứng 4,0 tạ/ha và giống VN04-4 đạt năng suất 27,20 tạ/ha, vượt đối chứng 26,51%, tương ứng 5,7 tạ/ha.

2 Đề nghị

1) Có thể dựa vào chỉ số diện tích lá giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75- 85 ngày sau gieo) dao động 4,07-4,17 m2

lá/m2 đất làm chỉ tiêu sinh lý để điều khiển ruộng bông năng suất cao. Có thể làm thay đổi chỉ số diện tích lá thông qua các biện pháp đó là mật độ gieo trồng, phân bón và phun PIX.

2) Trên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trong điều kiện vụ đông xuân để 2 giống bông VN35KS và VN04-4 cho hiệu quả cao, khuyến cáo gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha, với liều lượng phân bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, kết hợp với xử lý PIX 3 lần vào giai đoạn cây bông có nụ, bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ với các liều lượng tương ứng 35 ml, 70 ml và 100 ml.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 145 - 147)