Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 108 - 115)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

3.3.4Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

3.3.4Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-

năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009

Công thức Số quả/cây Số quả/m2 Số quả thối/m2 M.quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Đ/c (không phun) 16,3 80,4 15,4 5,26 42,27 23,10 Phun 1 lần 16,7 81,0 12,5 5,44 44,05 26,79 Phun 2 lần 16,9 82,6 13,9 5,47 45,24 29,05 Phun 3 lần 17,7 86,6 12,7 5,70 49,36 32,02 Phun 4 lần 16,8 82,1 18,4 5,53 45,40 26,55 CV (%) 4,08 3,07 9,73 2,41 4,85 3,49 LSD0,05 ns ns 2,27 0,21 3,52 1,54

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS được thể hiện ở bảng 3.20 cho thấy, đối với giống bông lai VN35KS, ở mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha, khi tăng số lần phun PIX thì khối lượng quả có xu hướng tăng theo. Ngoại trừ công thức xử lý PIX 1 lần có khối lượng quả tương đương với đối chứng

không xử lý, tất cả các công thức xử lý PIX khác cùng tham gia nghiên cứu đều có khối lượng quả cao hơn so với công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trên thế giới như Sawan Z. M., Sakr R. A., (1990) và Crozat Y., (1995) rằng xử lý PIX cho cây bông đã làm tăng khối lượng quả.

Đối với giống bông lai VN35KS, tất cả các công thức xử lý PIX đều có số quả/cây cũng như số quả/m2

lớn hơn đối chứng không xử lý. Tuy nhiên, sự sai khác về số quả/cây và số quả/m2

của các công thức xử lý PIX so với đối chứng không xử lý không có ý nghĩa so sánh. Số quả/cây cũng như số quả/m2

tăng khi số lần phun tăng từ 1 đến 3 lần, khi số lần phun tăng lên 4 lần thì số quả/cây và số quả/m2 có xu hướng giảm. Số lần phun tối ưu để có số quả/cây và số quả/m2

đạt cao nhất là 3 lần, tương ứng là 17,7 và 86,6 quả và thấp nhất là ở công thức đối chứng không xử lý, tương ứng là 16,3 quả/cây và 80,4 quả/m2

. Khi tăng số lần xử lý lên 4 lần thì số quả/cây và số quả/m2

có xu hướng giảm.

Khi tăng số lần phun PIX từ 1 đến 3 lần thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đều có xu hướng tăng, tuy nhiên khi tăng số lần phun lên 4 lần thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức phun 3 lần, đạt tương ứng là 49,36 tạ/ha và 32,02 tạ/ha và thấp nhất là công thức đối chứng không phun, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương ứng là 42,27 và 23,10 tạ/ha. Chỉ có công thức xử lý PIX 3 lần có năng suất lý thuyết cao hơn công thức đối chứng không phun có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, tất cả các công thức xử lý PIX đều có năng suất thực thu cao hơn so với với đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông VN35KS

Xét quan hệ giữa chỉ số diện tích lá tối đa và năng suất bông giống VN35KS khi xử lý PIX ở hình 3.8 cho thấy, trong phạm vi chỉ số diện tích lá từ 3,71 đến 4,12 thì năng suất bông đồng biến với chỉ số diện tích lá, khi chỉ số diện tích lá tăng thì năng suất bông đồng thời cũng tăng và năng suất đạt cao nhất khi chỉ số diện tích lá đạt 4,12 (phun PIX 3 lần), trong phạm vi chỉ số diện tích lá từ 4,12 đến 5,58 thì năng suất bông có xu hướng giảm.

Như vậy, xử lý PIX 3 lần có khả năng điều chỉnh chỉ số diện tích lá tối ưu là 4,12 để cho năng suất bông cao nhất.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 cho thấy, việc xử lý PIX cho giống bông lai VN04-4 có xu hướng làm tăng khối lượng quả so với đối chứng không xử lý. Kết quả này cũng tương tự đối với giống VN35KS và các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới và trong nước trước đây. Tuy nhiên, chỉ có

công thức xử lý PIX 4 lần mới có khối lượng quả cao hơn đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh, các công thức khác chỉ cao hơn về giá trị tuyệt đối.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009

Công thức Số quả /cây Số quả/m2 M. quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế Đ/c (không phun) 16,9 84,3 4,85 40,89 25,08 78,40 0,32 Phun 1 lần 18,6 90,1 4,82 43,40 26,03 66,90 0,39 Phun 2 lần 18,8 91,2 4,90 44,69 28,18 66,62 0,42 Phun 3 lần 19,0 93,2 4,85 45,16 28,92 67,64 0,43 Phun 4 lần 16,4 82,1 5,33 43,71 26,55 66,25 0,40 CV (%) 2,68 2,64 1,57 2,27 1,28 4,87 5,23 LSD0,05 0,77 3,73 0,12 1,58 0,55 5,39 0,03

Đối với giống bông lai VN04-4, việc phun PIX có tác dụng làm tăng số quả/cây và số quả/m2

, số lần phun thích hợp nhất là 3 lần, tăng lần phun sau đó đã làm giảm số quả/cây và số quả/m2

. Công thức phun PIX 3 lần có số quả/cây (19,0 quả) và số quả/m2

(93,2 quả) đạt cao nhất và thấp nhất là công thức phun 4 lần, đạt tương ướng là 16,4 quả và 82,1 quả. Ngoại trừ công thức xử lý 4 lần PIX có số quả/cây và số quả/m2

tương đương với công thức đối chứng không xử lý, các công thức xử lý PIX khác số quả/cây và số quả/m2

cao hơn so với đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Do các công thức xử lý 1-3 lần PIX có khối lượng quả, số quả/cây cũng như số quả/m2 cao hơn so với công thức đối chứng không xử lý nên năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở những công thức này đều cao hơn so với đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Số lần phun thích hợp nhất là 3 lần, khi tăng số lần phun PIX lên 4 lần thì năng suất lý thuyết và

năng suất thực thu có xu hướng giảm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức phun 3 lần, tương ứng là 45,16 tạ/ha và 28,92 tạ/ha và thấp nhất là công thức đối chứng không phun, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương ứng là 40,89 tạ/ha và 25,08 tạ/ha.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cùng mật độ 5,0 vạn cây/ha, các công thức xử lý PIX có năng suất sinh vật học thấp hơn so với công thức đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh. Số lần xử lý PIX càng cao thì năng suất sinh vật học càng giảm, công thức xử lý PIX 4 lần cho năng suất sinh vật học thấp nhất, chỉ đạt 66,25 tạ/ha, trong khi đó công thức đối chứng không xử lý có năng suất sinh vật học đạt 78,40 tạ/ha.

Đối với giống bông lai VN04-4, việc xử lý PIX đã nâng cao hệ số kinh tế của cây bông, tất cả các công thức xử lý PIX đều có hệ số kinh tế cao hơn so với đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Mối quan hệ giữa năng suất bông hạt và chỉ số diện tích lá tối đa khi xử lý PIX được minh họa ở hình 3.9.

Đối với giống bông lai VN04-4, ở mật độ gieo trồng 5 vạn cây/ha, trong điều kiện không xử lý PIX, chỉ số diện tích lá tối đa vào giai đoạn 75 ngày sau gieo đạt 5,45, khi số lần xử lý càng tăng thì chỉ số diện tích lá có xu hướng giảm. Khi xử lý PIX 3 lần chỉ số diện tích lá đạt 4,25 và ở chỉ số diện tích lá này năng suất bông hạt đạt cao nhất và khi chỉ số diện tích lá càng tăng thì năng suất có xu hướng giảm dần. Khi tăng số lần phun PIX lên 4 lần thì chỉ số diện tích lá giảm đồng thời năng suất cũng giảm theo, điều này cho thấy đối với giống bông lai VN04-4 trong điều kiện gieo trồng với mật độ 5 vạn cây/ha, muốn đạt chỉ số diện tích lá tối ưu 4,25 cần phải phun PIX 3 lần với liều lượng tương ứng 35, 70 và 100 ml/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.9. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông VN04-4 Tóm lại

Xử lý chất điều hoà sinh trưởng PIX lên giống bông lai VN35KS và VN04-4 đã làm giảm chiều cao cây, chiều dài cành quả, chỉ số diện tích lá và tăng hàm lượng diệp lục trong lá. Số lần xử lý PIX càng tăng và liều lượng càng cao thì tác động giảm sinh trưởng càng mạnh, đặc biệt làm giảm chỉ số diện tích lá rõ rệt. Trong điều kiện không xử lý PIX, và với mật độ 5,0 vạn cây/ha chỉ số diện tích lá tối đa của giống VN35KS và VN04-4 đạt tương ứng là 5,58 và 5,45. Số lần xử lý càng tăng thì chỉ số diện tích lá có xu hướng giảm. Khi xử lý PIX 3 lần chỉ số diện tích lá của giống VN35KS và VN04-4 đạt tương ứng là 4,12 và 4,25, ở chỉ số diện tích lá này năng suất bông hạt đạt cao nhất, tương ứng 2 giống là 32,02 và 28,92 tạ/ha và khi chỉ số diện tích lá càng tăng thì năng suất có xu hướng giảm.

Biện pháp phun PIX đã giúp điều khiển số quả/m2, là chỉ tiêu quyết định nhất đến năng suất bông. Khi tăng mật độ gieo trồng mà vẫn duy trì được chỉ số diện tích lá trong phạm vi cho năng suất cao.

Như vậy, có thể sử dụng biện pháp phun PIX để điều khiển sinh trưởng thân lá và đặc biệt diện tích lá tối ưu của cây bông để cho năng suất cao. Qua các nghiên cứu đã xác định diện tích lá tối ưu của cây bông để cho năng suất cao nhất là 4,12-4,25. Nếu gieo trồng ở mật độ 5,0 vạn cây/ha không phun PIX, chỉ số diện tích lá tối đa tương ứng 2 giống VN04-4 và VN35KS có thể đạt 5,45 và 5,58, năng suất chỉ đạt 25,08 và 23,10 tạ/ha. Phun PIX có thể điều chỉnh cho chỉ số diện tích lá tối ưu, theo kết quả nghiên cứu là 4,12 và 4,25 lúc đó năng suất bông đạt được cao nhất, với số lần phun PIX thích hợp là 3 lần.

3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh

lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 trong điều kiện phun chất điều hòa sinh trưởng PIX

Trong phần 3.2 chúng tôi đã trình bày ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của 2 giống bông VN35KS và VN04-4 khi không sử dụng chất ức chế sinh trưởng PIX. Tuy nhiên, việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng cho cây bông (phần 3.3) có tác dụng hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng, làm cho thân cành ngắn lại, do đó có khả năng tăng tăng mật độ gieo trồng, tăng số quả/đơn vị diện tích và tăng năng suất bông,… Xử lý PIX tối ưu để có hiệu quả cao nhất là 3 lần. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu xác định ở mật độ gieo trồng nào cho chỉ số diện tích lá tối ưu để đạt được năng suất cao. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng trong điều kiện có phun chất điều hòa sinh trưởng PIX 3 lần đến một số chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông lai VN35KS và VN04-4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 108 - 115)