Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 133 - 140)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

3.5.3Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

3.5.3Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-

năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận

năm 2010 Công thức (N:P2O5:K2O/ha) Số quả/m2 M. quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 90:60:60 69,9 5,56 38,85 25,25 71,67 0,35 120:60:60 (đ/c) 74,7 5,63 42,00 27,05 87,22 0,31 150:60:60 67,0 5,51 36,93 25,64 92,78 0,28 120:90:60 73,2 5,69 41,66 26,55 91,11 0,29 120:30:60 71,8 5,60 40,17 26,40 89,44 0,30 120:60:90 77,7 5,68 44,21 28,91 80,83 0,36 120:60:30 71,4 5,62 39,90 26,97 83,06 0,33 CV (%) 2,51 3,23 4,71 3,30 5,25 4,78 LSD0,05 2,91 ns 3,05 1,41 7,15 0,02

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của của giống bông lai VN35KS ở bảng 3.32 cho thấy, các liều lượng phân bón khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng quả, sự sai khác về khối lượng quả của các công thức phân bón tham gia nghiên cứu không có ý nghĩa so sánh.

Trong cùng mức phân 60 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha, khi tăng lượng phân đạm từ 90 kg N đến 120 kg thì số quả/m2 tăng từ 69,9 quả lên 74,7 quả, tuy nhiên khi liều lượng N tăng lên 150 kg/ha thì số quả/m2

(67,0 quả) có xu hướng giảm, sự sai khác về số quả/m2

giữa các mức đạm khác nhau và so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Đối với yếu tố lân, trong cùng mức 120 kg N và 60 kg K2O/ha thì khì tăng lượng P2O5 từ 30 lên 60 kg/ha thì số quả/m2 tăng từ 71,8 quả lên 74,7 quả, tuy nhiên khi tăng lên 90 kg P2O5/ha thì số quả/m2

(73,2 quả) lại có xu hướng giảm, sự sai khác về số quả/m2

của mức lân 30 kg P2O5/ha so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Với yếu tố kali, trong cùng mức 120 kg N và 60 kg P2O5/ha thì khì tăng lượng K2O từ 30 lên 90 kg/ka thì số quả/m2

tăng từ 71,4 quả lên 77,7 quả; sự sai khác về số quả/m2 của mức 90 kg K2O/ha và mức 30 kg P2O5/ha so với mức đối chứng 60 kg K2O/ha có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Đối với năng suất lý thuyết và năng suất thực thu, xét trong cùng nền phân 60 kg P2O5/ha và 60 kg K2O/ha, khi tăng lượng N từ 90 lên 120 kg N/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tăng rõ rệt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tăng tương ứng từ 38,85 và 25,25 tạ/ha đến 42,00 và 27,05 tạ/ha, sự sai khác này có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%, tuy nhiên khi lượng đạm tăng lên 150 kg/ha thì năng suất lý thuyết (36,93 tạ/ha) và năng suất thực thu (25,64 tạ/ha) có xu hướng giảm, thấp hơn công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Điều này cho thấy năng suất phụ thuộc rất lớn vào số quả trên đơn vị diện tích.

Trong cùng nền phân 120 kg N/ha và 60 kg K2O/ha, tăng lượng P2O5 từ 30 đến 60 kg P2O5/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tăng tương ứng từ 40,17 và 26,40 tạ/ha lên 42,00 và 27,05 tạ/ha, tuy nhiên khi tăng lượng bón lên 90 kg P2O5/ha thì năng suất lý thuyết (41,65 tạ/ha) và năng suất thực

thu (26,55 tạ/ha) có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sự sai khác về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của mức lân 30 kg P2O5 và 90 kg P2O5/ha so với đối chứng bón 60 kg P2O5 không có ý nghĩa so sánh.

Đối với yếu tố phân kali, trong cùng nền phân 120 kg N/ha và 60 kg P2O5/ha, khi tăng lượng K2O từ 30 đến 60, 90 kg/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đồng thời cũng tăng theo, tương ứng là 39,90 và 26,97 tạ/ha lên 44,21 và 28,91 tạ/ha, sự sai khác về năng suất thực thu của công thức bón với liều lượng 90 kg K2O/ha so với đối chứng bón 60 kg K2O/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Đối với giống bông lai VN35KS, trong tất cả các công thức phân bón tham gia nghiên cứu, bón với liều lượng 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha cho năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu đạt cao nhất, tương ứng là 44,21 và 28,91 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. Tuy nhiên, chỉ có năng suất thực thu cao hơn có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Công thức bón với liều lượng 90 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha cho năng suất lý thuyết (38,85 tạ/ha) và năng suất thực thu (25,25 tạ/ha) là thấp nhất.

Trong phạm vi các công thức tham gia nghiên cứu, việc tăng liều lượng N, P2O5 và K2O bón cho bông giống VN35KS đã làm tăng năng suất sinh vật học, công thức bón với liều lượng 150 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha cho năng suất sinh vật học cao nhất (92,78 tạ/ha) và thấp nhất là công thức bón với liều lượng 90 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha, chỉ đạt 71,67 tạ/ha.

Đối với giống bông lai VN35KS, trong phạm vi các công thức phân bón tham gia nghiên cứu, liều lượng phân bón ảnh hưởng rất lớn đến hệ số kinh tế, hệ số kinh tế của các liều lượng phân bón có sự sai khác có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Hệ số kinh tế đạt cao nhất ở công thức bón với liều lượng 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Đây cũng là công thức có năng suất thực thu bông cao nhất.

Hình 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông VN35KS

Xét mối quan hệ giữa chỉ số diện tích lá ở các mức phân bón khác nhau và năng suất bông giống VN35KS ở hình 3.14 cho thấy, giống VN35KS có năng suất đạt cao nhất (28,91 tạ/ha) khi chỉ số diện tích lá đạt 4,16, ở chỉ số diện tích lá này tương ứng với lượng phân 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha; khi chỉ số diện tích lá vượt quá 4,16 thì năng suất có xu hướng giảm. Do đó đối với giống bông lai VN35KS trong điều kiện trồng trong vụ đông xuân có tưới tại Duyên hải Nam Trung Bộ để đạt năng suất cao chúng ta cần điều khiển chỉ số diện tích lá tối đa khoảng 4,16 ứng với công thức có lượng phân bón là 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha.

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010

Công thức (N:P2O5:K2O/ha) Số quả/m2 M. quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 90:60:60 72,1 5,13 36,97 23,94 70,56 0,34 120:60:60 (đ/c) 78,1 5,25 40,98 25,96 72,22 0,36 150:60:60 74,9 5,32 39,87 24,64 72,22 0,34 120:90:60 72,5 5,22 37,90 25,45 71,67 0,36 120:30:60 75,0 5,33 39,96 25,73 76,11 0,34 120:60:90 81,6 5,37 43,84 27,85 76,11 0,37 120:60:30 75,9 5,29 40,07 26,94 76,94 0,35 CV (%) 1,86 1,90 1,92 3,64 4,04 5,44 LSD0,05 2,25 ns 1,23 1,50 ns ns

Cũng giống như giống VN35KS, kết quả nghiên cứu đối với giống bông lai VN04-4 cho thấy, các công thức bón phân khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng quả, sự sai khác về khối lượng quả của các công thức tham gia nghiên cứu so với đối chứng không có ý nghĩa so sánh.

Đối với giống bông lai VN04-4, trong cùng lượng phân 60 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha, khi tăng lượng N từ 90 đến 120 kg/ha đã làm tăng số quả/m2

, số quả/m2

tăng từ 72,1 quả lên 78,1 quả, tuy nhiên khi tăng lên 150 kg N/ha thì số quả/m2 (74,9 quả) có xu hướng giảm, sự sai khác về số quả/m2 ở 2 mức bón 90 kg N và 150 kg N/ha so với đối chứng bón 120 kg N/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Đối với yếu tố P2O5, cũng tương tự giống bông lai VN35KS, việc tăng hàm lượng P2O5 bón cho bông giống VN04-4 từ 30 kg/ha lên 60 kg/ha thì số quả/m2

có xu hướng tăng, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa so sánh. Khi bón tăng lượng P2O5 đến 90 kg/ha thì số quả/m2 có xu hướng giảm.

Khác với yếu tố lân và đạm, trong cùng mức 120 kg N và 60 kg P2O5/ha khi tăng lượng K2O từ 30 kg lên 60 và 90 kg/ha thì số quả/m2

có xu hướng tăng, tương ứng là 75,9 quả, 78,1 quả và 81,6 quả, sự sai khác về số quả/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của công thức bón 90 kg P2O5/ha so với đối chứng bón 60 kg P2O5/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Xét năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cho thấy, trong cùng mức 60 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha khi tăng liều lượng N bón từ 90 đến 120 kg/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cũng tăng tương ứng từ 36,97 và 23,94 tạ/ha lên 40,98 và 25,96 tạ/ha, sự sai khác này có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, khi bón tăng lên 150 kg N/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm.

Xét yếu tố lân, trong cùng nền phân 120 kg N/ha và 60 kg K2O/ha, khi tăng lượng P2O5 từ 30 đến 60 kg P2O5/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tăng tương ứng từ 39,96 và 25,73 tạ/ha lên 40,98 và 25,96 tạ/ha, tuy nhiên khi tăng lượng bón lên 90 kg P2O5/ha thì năng suất lý thuyết (37,90 tạ/ha) và năng suất thực thu (25,45 tạ/ha) có xu hướng giảm, sự sai khác về năng suất lý thuyết của mức lân 90 kg P2O5/ha so với đối chứng bón 60 kg P2O5 có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Trong cùng nền phân 120 kg N/ha và 60 kg P2O5/ha, khi tăng lượng K2O từ 30 đến 60 và 90 kg/ha thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đồng thời cũng tăng theo, tương ứng là 40,07 và 26,94 tạ/ha lên 43,84 và 27,85 tạ/ha, sự sai khác về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của công thức bón với liều lượng 90 kg K2O/ha so với đối chứng bón 60 kg K2O/ha có ý nghĩa thống kê.

Trong tất cả các công thức tham gia nghiên cứu, công thức bón với mức 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha cho năng suất đạt cao nhất, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương ứng là 43,84 và 27,85 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg

K2O/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Công thức bón 90 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất, tương ứng là 36,97 và 23,94 tạ/ha. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên giống VN35KS. Như vậy với các giống bông lai mới có nhu cầu kali cao hơn so với các giống trước đây.

Hình 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông VN04-4

Xét mối quan hệ giữa LAI tối đa và năng suất ở các mức phân bón khác nhau cho thấy, khi LAI tăng từ 4,12 đến 4,16 thì năng suất thực thu đạt cao nhất (27,85 tạ/ha, tương ứng với liều lượng phân 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha), khi LAI vượt quá 4,16 thì năng suất có xu hướng giảm. Do vậy đối với giống bông lai VN04-4, trong điều kiện gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha và phun PIX 3 lần để điều chỉnh lai tối thích (4,16) cần bón phân với liều lượng 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha.

Tóm lại: đối với giống bông lai VN35KS và VN04-4, trong điều kiện có phun chất điều hòa sinh trưởng PIX và gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha, với các mức phân bón nghiên cứu thì phân đạm ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ số diện tích lá, liều lượng đạm bón càng cao thì chỉ số diện tích lá càng tăng ở mọi giai đoạn. Trên nền phân bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, năng suất thực thu của giống VN35KS (28,91 tạ/ha) và giống VN04-4 (27,85 tạ/ha) đạt cao nhất ở chỉ số diện tích lá tối đa là 4,16, khi chỉ số diện tích lá vượt quá ngưỡng này thì năng suất có xu hướng giảm, do đó nên tập trung nghiên cứu và điều khiển cây bông để có chỉ số diện tích lá tối ưu cho năng suất cao.

3.6 Mô hình ruộng bông năng suất cao tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình

Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 133 - 140)