Ảnh hưởng của phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá (LAI) của giống bông VN35KS và VN04-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 129 - 131)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

3.5.1 Ảnh hưởng của phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá (LAI) của giống bông VN35KS và VN04-

giống bông VN35KS và VN04-4

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận, năm 2010

Đvt: m2 lá/m2 đất

Công thức Ngày sau gieo…

(N:P2O5:K2O kg/ha) 35 55 65 75 85 95 90:60:60 0,13 1,46 1,69 3,35 4,06 3,42 120:60:60 (đ/c) 0,14 1,42 2,02 3,57 4,23 3,47 150:60:60 0,11 1,54 2,34 3,63 4,65 3,72 120:90:60 0,12 1,57 1,79 3,39 4,06 3,69 120:30:60 0,11 1,61 1,97 3,55 4,24 4,01 120:60:90 0,11 1,59 1,91 3,56 4,16 4,07 120:60:30 0,13 1,73 1,79 3,49 4,07 3,72 CV (%) 8,11 14,30 12,43 9,24 8,58 9,54 LSD0,05 0,02 ns ns ns ns ns

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN35KS cho thấy, đối với giống bông lai VN35KS chỉ số diện tích lá của các công thức phân bón tham gia nghiêm cứu đều tăng dần từ giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ và đạt cao nhất ở giai đoạn 85 ngày sau gieo, sau đó giảm cho đến cuối vụ. Trong phạm vi các mức phân bón tham gia nghiên cứu thì phân đạm ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ số diện tích lá, hai

loại phân lân và kali ít ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá. Tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa so sánh. Chỉ số diện tích lá có mối quan hệ thuận chiều với liều lượng đạm bón, liều lượng đạm bón càng cao thì chỉ số diện tích lá càng tăng ở mọi giai đoạn. Ở cùng mức phân P2O5 và K2O là 60 kg/ha thì khi tăng lượng N bón cho bông từ 90 kg lên 150 kg thì chỉ số diện tích lá ở giai đoạn 85 ngày sau gieo tăng theo từ 4,06 đến 4,65. Khi tăng hoặc giảm lượng kali bón cho bông thì ít có sự thay đổi về chỉ số diện tích lá ở tất cả các thời kỳ theo dõi. Nghiên cứu của Lý Văn Bính, Phan Đại Lục, (1991) tại Trung Quốc và Gerik T. J. và cs. (1994) cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010

Đvt: m2

lá/m2 đất

Công thức (N:P2O5:K2O kg/ha)

Ngày sau gieo…

35 55 65 75 85 95 90:60:60 0,11 1,70 2,44 4,12 4,09 3,77 120:60:60 (đ/c) 0,11 1,83 2,43 4,44 4,16 3,96 150:60:60 0,10 1,77 2,60 4,56 4,32 3,84 120:90:60 0,11 1,89 2,72 4,53 4,38 3,65 120:30:60 0,11 1,81 2,78 4,41 4,16 3,80 120:60:90 0,09 1,77 2,36 4,16 4,05 3,86 120:60:30 0,12 1,81 2,59 4,30 4,06 3,89 CV (%) 10,68 10,76 7,47 6,25 5,13 5,88 LSD0,05 ns ns ns ns ns ns

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với giống bông lai VN04-4 trong điều kiện trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha và có phun chất điều hòa sinh trưởng PIX 3 lần, chỉ số diện tích lá tăng từ giai đoạn cây bông bắt đầu có nụ đến giai đoạn 75 ngày sau gieo sau đó giảm dần cho đến cuối vụ trên tất

cả các công thức phân bón, cũng giống như những nghiên cứu trên đối với giống bông lai VN04-4 chỉ số diện tích lá đạt tối đa sớm hơn so với giống VN35KS khoảng 10 ngày.

Tương tự giống VN35KS, trong phạm vi các mức phân bón tham gia nghiên cứu thì phân đạm ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ số diện tích lá, hai loại phân lân và kali ít ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá; liều lượng đạm bón càng cao thì chỉ số diện tích lá càng tăng ở mọi giai đoạn. Ở giai đoạn 75 ngày sau gieo, trong cùng mức 60 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha khi tăng liều lượng N từ 90 kg lên 150 kg/ha thì LAI tăng tương ứng từ 4,12 lên 4,53.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)