Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 79 - 83)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

3.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông nghiên cứu

nghiên cứu

Năng suất bông phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, số quả/m2

và khối lượng quả. Muốn nâng cao năng suất thì phải nâng cao các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố này có mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Khối lượng quả chủ yếu được quy định bởi đặc tính di truyền của giống và ít biến đổi. Do vậy, để đạt năng suất bông cao thì mục tiêu chính là tăng số quả hữu hiệu trên đơn vị diện tích. Mục tiêu này có thể giải quyết bằng cách tăng mật độ gieo trồng hoặc tăng số quả trên cây.

Bảng 3.9.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông nghiên cứu tại Ninh Thuận năm 2009

Giống Khối lượng quả (g) Số quả/m2 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế VN15 5,12 94,47 48,36 25,77 77,58 0,33 VN01-2 (đ/c) 5,89 85,07 50,12 25,41 88,83 0,29 BD24/D20-24 5,44 66,67 36,30 19,43 63,00 0,31 VN04-4 5,70 89,47 51,01 26,93 61,75 0,43 KN06-8 5,81 88,03 51,02 29,37 70,08 0,42 VN35KS 5,67 88,93 50,44 26,89 69,67 0,38 CV (%) 1,95 8,49 9,12 8,22 7,32 2,61 LSD0,05 0,17 11,61 6,99 3,37 8,42 0,02

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy, khối lượng quả của các giống tham gia thí nghiệm đều lớn hơn 5 g, trong đó giống VN01-2 đạt cao nhất (5,89 g), kế đến là giống KN06-8 (5,81 g), thấp nhất là giống VN15, chỉ đạt 5,12 g.

Có sự sai khác về số quả/m2

giữa các giống tham gia thí nghiệm. Ngoại trừ giống BD24/D20-24 có số quả/m2

(66,67 quả) thấp giống đối chứng có ý nghĩa so sánh, các giống khác đều có số quả/m2

cao hơn giống đối chứng VN01-2, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa so sánh, trong đó cao nhất là giống VN15, đạt 94,47 quả/m2

, tiếp đến là giống VN04-4, đạt 89,47 quả/m2. Năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu, có sự sai khác giữa các giống tham gia nghiên cứu, những giống có số quả/đơn vị diện tích lớn thì đều có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lớn. Giống KN06-8 cho năng suất lý thuyết cao nhất, đạt 51,02 tạ/ha, kế đến là giống VN04-4 đạt 51,01 tạ/ha và VN35KS là 50,44 tạ/ha. Tương tự năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt cao nhất là giống KN06-8 (29,37 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa so sánh, tiếp đến là giống VN04-4 (26,93 tạ/ha) và VN35KS (26,89 tạ/ha), tuy nhiên chỉ cao hơn về giá trị tuyệt đối. Giống BD24/D20-24 có năng suất thấp nhất trong các giống tham gia nghiên cứu, năng suất lý thuyết đạt 36,30 tạ/ha, năng suất thực thu chỉ đạt 19,43 tạ/ha. Thấp hơn giống đối chứng VN01-2 và các giống khác tham gia nghiên cứu có ý nghĩa so sánh. Tuy giống KN06-8 có năng suất cao nhất nhưng qua nhiều vụ sản xuất giống này có nhược điểm rất lớn đó là khả năng kháng rầy kém nhất trong tất cả các giống tham gia nghiên cứu. Hơn nữa giống này rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết khí hậu, nếu gặp thời tiết bất thuận thì tỷ lệ hoa không có phấn rất cao, vì vậy việc đưa giống KN06-8 vào sản xuất sẽ gặp rất nhiều rủi ro mà chỉ nên đưa 2 giống VN35KS và VN04-4 vào mở rộng sản xuất.

Năng suất sinh vật học có sự sai khác giữa các giống tham gia nghiên cứu, giống VN01-2 có năng suất sinh vật học cao nhất (88,83 tạ/ha), cao hơn các giống khác có ý nghĩa so sánh và thấp nhất là giống VN04-4, chỉ đạt 61,75 tạ/ha.

Xét hệ số kinh tế của các giống tham gia nghiên cứu cho thấy, giống VN04-4 cho hệ số kinh tế đạt cao nhất (0,43), tiếp đến là giống KN06-8, đạt 0,42 và thấp nhất là giống VN01-2, hệ số kinh tế chỉ đạt 0,29. Các giống tham gia nghiên cứu đều có hệ số kinh tế cao hơn giống đối chứng VN01-2 có ý nghĩa so sánh.

Cũng như mọi cây trồng, năng suất của bông là kết quả hoạt động của bộ máy quang hợp. Vì vậy năng suất có liên quan trực tiếp đến chỉ số diện tích lá (LAI). Hình 3.1 biểu thị mối quan hệ giữa năng suất và chỉ số diện tích lá của các giống nghiên cứu.

Hình 3.1. Chỉ số diện tích lá và năng suất bông của các giống bông nghiên cứu

Hình 3.1 cho thấy, trong điều kiện các giống gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha có phun chất điều hòa sinh trưởng PIX 3 lần, năng suất đạt cao nhất khi chỉ số diện tích lá cực đại đạt 4,07, vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) khi chỉ số diện tích lá tăng trên 4,07 thì năng suất có xu hướng giảm. Vì vậy, để có năng suất cao nhất, mỗi giống cần bố trí một mật độ gieo trồng thích hợp để chỉ số diện tích lá cực đại đạt xung quanh 4,07.

Tóm lại

Đã phát hiện được quy luật diễn biến của một số chỉ tiêu sinh lý trên các giống bông nghiên cứu (VN15, VN01-2, VN04-4, VN35KS, KN06-8 và BD24/D20-24). Chỉ số diện tích lá tăng dần theo quá trình sinh trưởng và đạt tối đa vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) sau đó giảm dần cho đến cuối vụ.

Hàm lượng diệp lục trong lá của các giống nghiên cứu là khác nhau. Giống có năng suất cao có hàm lượng diệp lục trong lá vào giai đoạn ra hoa rộ có xu hướng cao hơn.

Hiệu suất quang hợp thuần của cây bông đạt cao nhất ở giai đoạn ra hoa rộ, sau đó giảm dần.

Số quả trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định lớn nhất đến năng suất bông trong các yếu tố cấu thành năng suất.

Có mối quan hệ rõ giữa năng suất bông và chỉ số diện tích lá tối đa gia đoạn ra hoa rộ, năng suất bông đạt cao nhất (29,37 tạ/ha) khi chỉ số diện tích lá tối đa giai đoạn cây bông ra hoa rộ ở ngưỡng nhất định (4,07), khi chỉ số diện tích lá tăng lên hoặc giảm xuống ngưỡng đó thì năng suất có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)