Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 64 - 67)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 911: 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Thời gian từ gieo đến 50% số cây có nụ đầu tiên (ngày): mỗi ô hoặc mỗi điểm theo dõi 20 cây cố định đến khi có 10 cây có nụ đầu tiên.

- Thời gian từ gieo đến 50% số cây có hoa đầu tiên nở (ngày): mỗi ô hoặc mỗi điểm theo dõi 20 cây cố định đến khi có 10 cây có hoa đầu tiên nở.

- Thời gian từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở (ngày): mỗi ô hoặc mỗi điểm theo dõi 20 cây cố định đến khi có 10 cây có quả đầu tiên nở.

- Chiều cao cây giai đoạn 50% số cây có nụ, 50% số cây có hoa đầu tiên nở và 50% số cây có quả đầu tiên nở (cm): theo dõi 10 cây trong số 20 cây đã chọn theo nguyên tắc cách 1 cây, đo 1 cây (trừ cây dị dạng, mất đỉnh sinh trưởng và 2 cây đầu hàng), đo từ vết 2 lá sò đến đỉnh sinh trưởng ngọn.

- Số cành quả/cây giai đoạn thu hoạch: theo dõi 10 trong số 20 cây đã chọn nêu trên.

- Số cành đực/cây giai đoạn thu hoạch: theo dõi 10 trong số 20 cây đã chọn nêu trên.

- Động thái chỉ số diện tích lá (LAI). Đo diện tích lá bằng máy đo diện tích lá scaner hiệu AM100. Mỗi điểm hoặc mỗi ô đo 3 cây liên tiếp, tùy từng thí nghiệm có thời kỳ bắt đầu đo khác nhau. Giai đoạn cây còn nhỏ, ít lá tiến hành đo toàn bộ lá của cây, giai đoạn cây lớn, tiến hành đo 25 lá ở các tầng khác nhau, sau đó cân tổng khối lượng 25 lá đó và khối lượng lá còn lại trên cây để tính diện tích lá toàn cây và chỉ số diện tích lá.

Chỉ số diện tích lá (LAI: Leaf Area Index): LAI = Số m2 lá m2 đất

- Diễn biến hiệu suất quang hợp thuần. Hiệu suất quang hợp thuần được xác định theo công thức của Kidda, Vest và Briggs (Grodzinxki A. M., Grodzinxki Đ. M., 1981): 2 1 0,5*( 1 2) * P P HSQH L L T    Trong đó:

+ HSQH: Hiệu suất quang hợp thuần (khối lượng khô bằng g do 1 m2

lá tạo nên trong 1 ngày đêm). Khối lượng chất khô được xác định bằng cách sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi khốn lượng không đổi tiến hành cân khối lượng khô của cây bông.

+ P2-P1: Sự tăng chất khô giữa hai thời kỳ lấy mẫu liên tiếp sau T ngày. + 0,5*(L2+L1): Diện tích lá trung bình/1 m2

giữa hai thời kỳ. + T: Số ngày giữa hai lần lấy mẫu (10 ngày).

- Hàm lượng diệp lục trong lá (mg/100 g lá): mỗi ô thí nghiệm phân tích 1 mẫu, vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ, vì giai đoạn này thường có hàm lượng diệp lục cao nhất. Mỗi mẫu thu 10 lá ở vị trí thứ 3-5 từ trên xuống, cân 2g mẫu lá cắt nhỏ cho vào bình định mức 25ml có nút nhám để tránh bay hơi dung môi chiết xuất. Cho vào bình đủ 25ml Axeton, đậy nút để nơi tối, mát. Ngâm 3 ngày đêm, cho đến khi nhìn thấy lá trở nên trong suốt. Lấy dịch chiết

xuất cho vào Cuvet (loại có đường kính 1cm), đưa vào máy so màu quang phổ Spectronic 21-Mỹ (có bước sóng UVVIS) rồi so màu ở bước sóng 662nm và 644nm. Hàm lượng diệp lục được tính theo công thức của Komar-Cigeil (Grodzinxki A. M., Grodzinxki Đ. M., 1981):

+ Diệp lục tổng số (diệp lục a +diệp lục b) = 7,12xWL662 +16,8 x WL644 + Diệp lục a = 9,93 x WL662 - 0,777 x WL644

+ Diệp lục b = 17,6 x WL644 - 2,81 x WL662

Trong đó:

WL662: kết quả đo trên máy ở bước sóng 662 WL644: kết quả đo trên máy ở bước sóng 644

- Sơ đồ nhân tố quả của cây khi quả nở hoàn toàn: mỗi điểm hoặc mỗi ô theo dõi 10 cây.

- Các yếu tố cấu thành năng suất.

+ Số quả/m2 trước khi thu hoạch lần đầu: được theo dõi trên toàn ô (trừ 2 hàng biên) hoặc 10 m/điểm.

+ Mật độ cây cuối vụ: được theo dõi trên toàn ô hoặc 10 m/điểm.

+ Khối lượng quả (g): trước mỗi kỳ thu hoạch mỗi ô hoặc mỗi điểm thu hoạch 20 quả sau đó tính khối lượng trung bình quả của mỗi công thức.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Số quả/cây x số cây/m2

x khối lượng quả x 10.000 m2

x 10-5.

- Năng suất thực thu (tạ/ha): tổng lượng bông hạt (xơ bông và hạt bông) thu hoạch được của mỗi công thức (trừ hai hàng biên) qua các lần thu hoạch.

- Năng suất sinh vật học (tạ/ha): được tính bằng tổng khối lượng chất khô của cây bông. Mỗi ô theo dõi trên 5 cây liên tục.

Hệ số kinh tế (HSKT) được tính theo công thức:

NSSVH NSBH

HSKT

NSBH: Năng suất xơ bông và hạt bông; NSSVH: Năng suất sinh vật học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)