KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 68 - 70)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống

bông trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ

Trong những năm gần đây nhờ có những tiến bộ về giống, bảo vệ thực vật,… nên năng suất và sản lượng bông của nước ta ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để có cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả cho từng giống, từng vùng sinh thái cụ thể thì việc nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh lý là rất cần thiết. Việc xây dựng quy trình kỹ thuật để có ruộng bông năng suất cao đều phải thông qua các quá trình sinh lý của cây bông. Để đạt được năng suất cao của cây bông không thể thiếu được sự hiểu biết về sinh lý của cây bông năng suất cao, vì năng suất cao là kết quả của một sự phối hợp tốt nhất của các quá trình sinh lý khác nhau của cây. Đúng như Timiriazep- nhà Sinh lý học thực vật người Nga đã nói “Sinh lý thực vật là cơ sở của trồng trọt hợp lý”.

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên các giống bông lai có triển vọng, bao gồm các giống VN15, VN01-2, BD24/D20-24, VN04-4, KN06-8 và VN35KS. Đây là những giống bông được chọn tạo và sản xuất tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố.

3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống bông tham gia nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh trưởng của các giống bông ở bảng 3.1 cho thấy, thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có nụ đầu tiên và từ gieo đến 50% số cây có hoa đầu tiên nở không có sự sai khác giữa các giống tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, chỉ có sai khác có ý nghĩa về thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở. Giống VN04-4 có thời gian từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở ngắn nhất (106,3 ngày) và dài nhất là 2 giống VN01-2 và VN35KS (108,7 ngày).

Bảng 3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống bông nghiên cứu tại Ninh Thuận năm 2009

Giống

TGST từ gieo đến…(ngày) CCC giai đoạn … (cm) Số cành quả/cây Số cành đực/cây 50% nụ 50% hoa nở 50% quả nở 50% nụ 50% hoa nở 50% quả nở VN15 31,3 53,3 107,3 15,8 60,1 85,0 17,7 2,0 VN01-2 (đ/c) 33,0 55,0 108,7 15,4 58,8 102,9 18,9 1,9 BD24/D20-24 32,3 54,3 108,3 15,4 54,8 78,2 15,1 1,6 VN04-4 31,7 53,7 106,3 15,3 58,5 90,5 16,5 1,3 KN06-8 32,3 54,3 108,3 15,1 55,9 92,5 17,4 1,6 VN35KS 31,7 54,3 108,7 15,8 60,2 104,2 20,6 1,9 CV (%) 2,1 1,3 0,6 6,9 4,6 7,4 4,7 14,2 LSD0,05 ns ns 1,0 ns ns 10,9 1,3 0,4

Không có sự sai khác có ý nghĩa về chiều cao cây ở giai đoạn 50% số cây có nụ đầu tiên và 50% số cây có hoa đầu tiên nở của các giống nghiên cứu. Ở giai đoạn 50% số cây có quả đầu tiên nở, ngoại trừ giống VN35KS có chiều cao cây cao cao nhất và tương đương với giống VN01-2, chiều cao cây của các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng VN01-2 có có ý nghĩa so sánh; ở giai đoạn này giống có chiều cao cây thấp nhất là giống BD24/D20-24, chỉ đạt (78,2 cm).

Số cành quả/cây của các giống nghiên cứu có sự khác biệt rất rõ. Giống VN35KS có số cành quả/cây cao nhất (20,6 cành), tiếp đến là giống VN01-2 (18,9 cành) và thấp nhất là giống BD24/D20-24 (15,1 cành). Tương tự số cành quả/cây, các giống tham gia nghiên cứu có số cành đực/cây sai khác nhau, giống VN15 có số cành đực/cây cao nhất (2,0 cành) và thấp nhất là giống VN04-4 (1,3 cành). Tuy nhiên, chỉ có giống VN04-4 có số cành đực/cây thâp hơn so với giống đối chứng có ý nghĩa so sánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 68 - 70)