Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 106 - 108)

- Nội dung 6: Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao.

1) VN015 2) VN01-2 (đ/c) 3) BD24/D20-24 4) VN04-4 5) KN06-8 6) VN35KS

3.3.3 Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá

Năng suất cây trồng phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng diệp lục trong lá vì nó đóng vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp. Hàm lượng diệp lục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ánh sáng, dinh dưỡng khoáng,...

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về chất ức chế sinh trưởng đối với cây bông cho thấy, việc xử lý PIX có tác dụng tăng hàm lượng diệp lục trong lá. Tại Việt Nam, vấn đề này chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá bông. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.18 và bảng 3.19.

Bảng 3.18.Ảnh hưởng của PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009

Đvt: mg/100 g lá

Công thức Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục tổng số

Đ/c (không phun) 9,04 5,42 14,46 Phun 1 lần 9,22 5,73 14,95 Phun 2 lần 9,60 5,75 15,35 Phun 3 lần 9,59 5,89 15,48 Phun 4 lần 9,67 5,91 14,58 CV (%) 1,67 3,71 1,53 LSD0,05 0,25 ns 0,37

Hàm lượng diệp lục được xác định giai đoạn ra hoa rộ. Vì đây là giai đoạn có hàm lượng diệp lục cao nhất trong lá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phun PIX cho cây bông đã làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, số lần phun càng cao

thì hàm lượng diệp lục trong lá có xu hướng càng tăng. Ở công thức đối chứng không phun PIX hàm lượng diệp lục trong lá giai đoạn ra hoa rộ chỉ đạt 14,46 mg/100 g lá, trong khi đó phun 2-3 lần có hàm lượng diệp lục đạt trên 15 mg/100 g lá. Sự sai khác về hàm lượng diệp lúc trong lá của các công thức xử lý PIX so với công thức đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%.

Bảng 3.19.Ảnh hưởng của PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009

Đvt: mg/100 g lá

Công thức Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục tổng số

Đ/c (không phun) 9,58 5,87 15,45 Phun 1 lần 9,93 5,81 15,74 Phun 2 lần 9,82 6,10 15,93 Phun 3 lần 10,10 6,16 16,26 Phun 4 lần 9,89 6,46 16,36 CV (%) 4,23 4,45 2,39 LSD0,05 ns ns ns

Kết quả nghiên cứu hàm lượng diệp lục trong lá bông giai đoạn ra hoa rộ của các công thức xử lý PIX khác nhau cho giống bông lai VN04-4 cho thấy, tương tự xử lý cho giống VN35KS và các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới, việc xử lý PIX cho giống bông lai VN04-4 đã làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá so với đối chứng không xử lý, số lần phun càng cao thì hàm lượng diệp lục trong lá càng cao, cao hơn công thức đối chứng không xử lý; ở công thức đối chứng không phun hàm lượng diệp lục trong lá giai đoạn ra hoa rộ chỉ đạt 15,45 mg/100 g lá, trong khi đó việc phun 3 và 4 lần có hàm lượng diệp lục đạt tương ứng 16,26 mg/100 g lá và 16,36 mg/100 g lá.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên giống VN35KS, của Chu Hữu Huy và cs., (1991), Xu X., Taylor, H. M., (1992),... rằng việc xử lý PIX cho cây bông đã làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá so với đối chứng không xử lý, số lần phun càng cao thì hàm lượng diệp lục trong lá càng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)