Khoá khí nén:

Một phần của tài liệu Thiết kế, tính toán hệ thống phanh khí nén cho đoàn xe vận tải (Trang 41 - 43)

IV. Hệ thống dẫn động phanh xe KAMAZ 5320.

4.9. Khoá khí nén:

Điều khiển bằng nút bấm dùng để tiếp hoặc ngắt khí nén.Trên ôtô KAMAZ có lắp hai khoá nh thế. Một khoá điều khiển hệ thống nhả phanh sự cố của các bộ tích luỹ năng lợng kiểu lò xo, khoá thứ hai để điều khiển các xilanh khí nén của hệ thống phanh phụ. Cấu tạo của khoá khí nén đợc trình bày hình 2.11. Trên cửa thông ra khí quyển II của khoá khí nén có lắp bộ lọc 3 nhằm ngăn không cho bụi bẩn lọt vào trong khoá. Khí nén đi qua cửa I để vào khoá khí nén. Khi ấn nút 8, con

đội 9 dịch chuyển xuống dới và đè đế xả của nó lên van 15 để tách cửa III ra khỏi cửa thông ra khí quyển II. Sau đó con đội 9 ép van 15 ra khỏi đế nạp của thân và mở lối cho khí nén từ cửa I đi vào cửa III và sau đó đi qua đờng dẫn chính đến cơ cấu chấp hành.

Khi nhả nút 8 con đội 9 quay trở về vị trí trên do tác động của lò xo 13. Lúc này van 15 đóng lỗ trong thân 2 để ngừng tiếp khí nén vào cửa III, còn đế của con đội 9 tách ra khỏi van 15 và thông cửa III với cửa khí quyển II. Khí nén từ cửa III qua lỗ A trong con đội 9, qua cửa II rồi đi vào khí quyển.

4.10.Van hạn chế áp suất :

Dùng để giảm áp suất trong các bầu phanh của trục trớc ôtô khi phanh với cờng độ thấp, cũng nh để xả nhanh không khí ra khỏi các bầu phanh khi nhả phanh.

Hình 2.12: Sơ đồ cấu tạo van hạn chế áp suất

Hình 2.11: Sơ đồ cấu tạo khoá khí nén 9 1011 III 15 16 18 2 1 I II 3 4 5 6 8 7 12 14 13

Cửa ra khí quyền III ở phần dới của thân 8 đợc đóng bằng van cao su 7 nhằm ngăn không cho bụi lọt vào thiết bị và đợc bắt chặt lên thân bằng đinh tán. Khi phanh, khí nén từ tổng van đợc dẫn vào cửa II và tác động lên pittông nhỏ 3 để dịch chuyển nó xuống dới cùng với các van 4 và 6. Pittông 2 nằm yên ở vị trí cũ cho đến khi nào áp suất trên cửa II đạt đến mức đợc xác định bằng lực của lò xo cân bằng 1. Khi pittông 3 dịch chuyển xuống dới van xả 6 đóng lại, còn van nạp 4 thì mở ra và khí nén từ cửa II đi đến cửa I và tiếp đó là đi đến các bầu phanh của cầu trớc.

Khí nén tiếp tục đi đến cửa I cho đến khi nào áp suất của nó trên mặt mút dới của pittông 3 (pittông này có diện tích mặt dới lớn hơn mặt trên) cân bằng với áp suất không khí từ cửa II tác động lên mặt mút trên và van 4 cũng cha đóng lại. Nh thế, ở cửa I áp suất đợc xác định tơng ứng với tỷ lệ diện tích của mặt mút trên và mặt mút dới của pittông 3. Sự liên hệ này đợc duy trì cho đến khi nào áp suất ở cửa II cha đạt đến mức quy định, sau đó, pittông 2 cũng bắt đầu hoạt động, pittông này cũng dịch chuyển xuống dới làm tăng lực tác động lên mặt trên của pittông 3. Khi áp suất ở cửa II tiếp tục tăng, độ chênh lệch áp suất trong các cửa II và I giảm xuống, còn khi đạt đến mức quy định, áp suất ở các cửa II và I cân bằng nhau. Đó là quá trình hoạt động tuỳ động ở trên toàn bộ phạm vi hoạt động của van hạn chế áp suất. Khi áp suất ở cửa II giảm xuống (nhả phanh), pittông 2 và 3 cùng với các van 4 và 6 dịch chuyển lên trên.Van nạp 4 đóng lại, còn van xả 6 mở ra và khí nén từ cửa I đi ra ngoài khí quyển qua cửa III.

Một phần của tài liệu Thiết kế, tính toán hệ thống phanh khí nén cho đoàn xe vận tải (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w