Về giá thành, hiệu quả kinh tế xã hội, qui mô sản xuất:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 114 - 118)

- Dựa trên kết quả ở bảng 3.21, tính LD50 theo công thức của Karber (theo Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh, 1995)[27]:

Z: số trung bình tử vong củ a2 nhóm kế cận d: khoảng cách liều lượng giữa các nhóm.

4.2.3. Về giá thành, hiệu quả kinh tế xã hội, qui mô sản xuất:

Hiệu quả kinh tế: tính toán sơ bộ, chưa kể các chi phí công lao động của nhóm nghiên cứu và chi phí ban đầu về xây dựng labo, mua trang bị,...giá thành là 70 USD/lọ (bảng 3.24), mức giá này cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt của nghiên cứu:

Giả định một bệnh nhân nằm viện, cần thở máy khoảng một tháng, chi phí cho điều trị và thuốc men, khoảng 100 triệu đồng/người. Mỗi năm Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai có khoảng 30 bệnh nhân RCN bắc cắn, bệnh nhân phải chi 3 tỷ đồng. Trong khi nhóm nghiên cứu sản xuất ra thuốc điều trị cần khoảng 200 triệu đồng cho hai lô sản xuất đầu tiên. Nếu chúng ta bán cho bệnh nhân với giá 70 USD/lọ, mỗi người cần dùng 20 lọ, sẽ chi phí cho thuốc là 1400 USD, tương đương 30 triệu đồng/BN. Với giả thiết là 30 BN/năm, số tiền thuốc chi điều trị hết 900 triệu đồng. Đã giảm 1/3 chi phí cho người bệnh.

So với sản phẩm của Mỹ rao bán tại địa chỉ: antibodies-online Inc. 2; Ravinia Drive, Suite 500. Atlanta, GA 30346. USA, Phone +1 404 474 4654. Fax +1 888 205 9894 (Toll-free). Giá một sản phẩm HTKNR F(ab’)2 chất lượng tương tự như HTKN-RCN của chúng ta là: 814,67 USD: giá của họ đắt hơn gấp > 10 lần.

Hiệu quả về mặt xã hội: nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và chuẩn hóa HTKN-RCN F(ab’)2 đa giá, hướng đến cứu chữa BN tốt hơn là việc làm thiết thực, cụ thể, thể hiện sự quan tâm của ngành y tế đối với sức khỏe nhân dân; thể hiện tinh thần tự lực tự cường, tính dân tộc, lòng yêu nước của các nhà khoa học y tế. Tính mạng con người là vô giá. Sản phẩm tốt, cứu

được bệnh nhân là món quà quý báu mà những người trong ngành y tế chúng ta đã giành cho đồng bào của mình.

Về quy mô sản xuất: quy mô sản xuất phụ thuộc cung cầu của thị trường,

vì vậy không thể sản xuất lớn nếu thị trường nhỏ. Hiện chưa có thống kê cụ thể số bệnh nhân bị tai nạn rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) xảy ra hàng năm, ngoài một vài nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân nằm bệnh viện Chợ Rẫy do loài rắn này bị tử vong rất cao, tới trên 80%. Số nạn nhân tử vong tại tuyến dưới và do không kịp đến bệnh viện thực tế là bao nhiêu, hiện nay chưa có con số thống kê. Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện lên tới trên 80% cho thấy sự bất lực trong điều trị các bệnh nhân do rắn cạp nia nam cắn. Với vai trò quan trọng của HTKNR trong điều trị rắn độc cắn đã được WHO khẳng định, cùng với sự tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật hồi sức cấp cứu và sự hiểu biết rõ hơn về xử trí cấp cứu rắn cắn của người dân, khả năng sẽ đem đến hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân RCN nam. Vai trò của HTKN-RCN bắc đã được khẳng định trong nghiên cứu năm 2006 của Hà Trần Hưng, Nguyễn Thị Dụ và cộng sự. Với số bệnh nhân vào điều trị không quá trăm người một năm cho thấy nhu cầu HTKN-RCN không lớn. Tóm lại, rất cần sản xuất HTKN-RCN vì thực tế rất cần thiết và tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao, không có cách khắc phục ngoài thở máy và HTKNR đặc hiệu; tuy nhiên, do nhu cầu về HTKN- RCN của hai loài RCN nam và bắc không cao. Cũng chỉ nên sản xuất với qui mô nhỏ và dưới dạng đa giá F(ab’)2 gồm cả hai loài là hợp lý nhất cả về kỹ thuật và kinh tế.

Về các loại HTKNR nên chú ý: sản xuất HTKNR cần căn cứ nhu cầu của

người bệnh. Ở nhiều quốc gia có công nghệ Dược phẩm và ngành sản xuất thuốc phát triển, tuy nhu cầu không nhiều nhưng họ vẫn sản xuất cho đủ chủng loại [147], như Hoa Kỳ, Đài Loan, Úc... Theo nghiên cứu của Wang J.D., et al (Đài Loan, 2009) [145], thống kê 55 trẻ em bị rắn độc cắn tại Đài

Loan, đã chuẩn bị phương án sẵn sàng sử dụng HTKNR cho bệnh nhân bị rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus, tuy nhiên, thống kê trong 13 năm, tác giả không gặp bệnh nhân nào bị rắn cạp nia bắc cắn để sử dụng thuốc (sản phẩm Bivalent với Naja naja atra). Hoa Kỳ có đến 6000 - 7000 nạn nhân rắn độc cắn /năm nhưng số tử vong chỉ có 6 - 7 người (do họ có đủ loại HTKNR sẵn sàng cung cấp cho cấp cứu, điều trị [137]. Việt Nam hiện nay nhu cầu về HTKNR rất lớn. Theo Nguyễn Thiên Tạo (2011) [39], Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc gồm 35 loài (15 giống) thuộc họ Rắn hổ Elapidae và 18 loài (8 giống) thuộc họ Rắn lục Viperidae. Như vậy, rắn độc chiếm 53/193 loài rắn ở Việt Nam, ~25%, cao hơn gấp đôi so với số trung bình của thế giới. Hiện nay, chúng ta mới cung cấp được trên thị trường hai loại: HTKN rắn hổ đất và HTKN rắn lục tre. Các sản phẩm khác đều mới sản xuất trong phòng thí nghiệm như HTKN rắn hổ chúa, HTKN rắn cạp nia nam, HTKN rắn hổ mang; hoặc cung cấp trong phạm vi hẹp, dạng sản phẩm nghiên cứu lâm sàng đa trung tâm theo quyết định của Bộ y tế như HTKN rắn choàm quạp, rắn hổ đất + hổ mang. Như vậy, sản xuất HTKNR (antivenom) ở Việt Nam đang còn rất nhiều việc phải làm.

Một xu hướng nữa trong sản xuất HTKNR là sản xuất HTKNR dạng đa giá. Nói chung, với những loài rắn khác nhau về độc tính nọc, nhưng trong cùng một họ (Elapidae, Viperidae), một chi (Bungarus), khả năng dễ chẩn đoán nhầm lẫn hoặc ở các vùng giáp ranh, xen kẽ nơi cư trú của các loài rắn đó, đều có thể sản xuất HTKNR đa giá; có thể dùng cho nhau, khi chưa chẩn đoán xác định loài nào trong chúng. Thường thường, độc tính của nọc rắn vào cơ thể, cần được trung hòa càng sớm càng tốt. Chẩn đoán chậm trễ, dùng HTKNR muộn quá sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, hoặc khi đó nọc đã kịp gây hậu quả xấu, bệnh nhân đã tổn thương hoặc chết trước khi y tế kịp

can thiệp. HTKNR đa giá F(ab’)2 là một giải pháp tốt hiện nay trong giải quyết vấn đề này.

KẾT LUẬN

1. Đã sản xuất thành công HTKN-RCN đa giá F(ab’)2 của rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus ) và rắn cạp nia nam (Bungarus candidus), đạt yêu cầu với 8/8 chỉ tiêu của Tiêu chuẩn Quốc gia (Dược điển Việt Nam IV, 2009), đạt 9/10 chỉ tiêu của WHO (Guidelines, 2008) về HTKNR dùng cho người.

2. HTKN-RCN đa giá F(ab’)2 được nghiên cứu sản xuất đã khẳng định tính “An toàn” và “Hiệu lực” trong phòng thí nghiệm qua Kiểm định chất lượng cấp cơ sở và Kiểm định Quốc gia.

KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe mạnh để xác định tính an toàn. 2. Nghiên cứu hiệu lực trung hòa độc tính nọc của HTKN-RCN đa giá

F(ab’)2 với từng loại nọc rắn cạp nia bắc, rắn cạp nia nam trên động vật thực nghiệm với cỡ mẫu lớn.

3. Thử lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy với bệnh nhân tình nguyện, bị rắn cạp nia cắn, nhiễm độc nặng.

4. Thử lâm sàng đa trung tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 114 - 118)