Những lư uý khi lấy máu, tách huyết tương, truyền trả khối HC:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 94 - 96)

- Dựa trên kết quả ở bảng 3.21, tính LD50 theo công thức của Karber (theo Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh, 1995)[27]:

Z: số trung bình tử vong củ a2 nhóm kế cận d: khoảng cách liều lượng giữa các nhóm.

4.1.3. Những lư uý khi lấy máu, tách huyết tương, truyền trả khối HC:

Lấy máu, thu hoạch huyết tương giàu kháng thể là công đoạn rất quan trọng trong sản xuất HTKNR. Máu lấy phải đảm bảo vô khuẩn, không bị đông, không vỡ hồng cầu, thực hiện tách huyết tương ngay, truyền trả kịp thời khối hồng cầu cho ngựa. Ngựa được lấy máu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Việc đảm bảo vô khuẩn cho tất cả các lần lấy máu ngựa đã được thực hiện nghiêm túc. Máu ngựa được lấy vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa vô khuẩn, thể tích 10 lít/bình. Dây và kim lấy máu vô trùng được tráng heparin pha trong dung dịch NaCl 0,9%. Tất cả dụng cụ lấy máu được đảm bảo vô trùng khử khuẩn tại khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện Bạch Mai. Ngựa trước khi lấy máu đã được cắt bờm gọn ghẽ, tắm rửa sạch sẽ, chải kỹ da bằng bàn chải, xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Cố định kỹ cổ ngựa và cố định thân ngựa vào khung ép, có chắn trước và sau chân ngựa. Cạo lông sạch sẽ vùng cổ ngựa, khu vực lấy máu. Khi lấy máu, sát trùng rộng bằng Iod 3%, sát trùng lại bằng cồn sát trùng 70o. Nhân viên lấy máu mặc áo vô khuẩn, đeo khẩu trang, đội mũ, mang găng tay vô khuẩn. Khi kết thúc, bình đựng máu được bọc kỹ với ga vô khuẩn, buộc chặt trong quá trình vận chuyển.

Vấn đề an toàn cho ngựa khi lấy máu khối lượng lớn đã được quan tâm. Kết quả bảng 3.10 cho thấy, qua bốn lần lấy máu, mỗi lần lấy ở hai ngựa cùng ngày tại cùng Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm dã ngoại Học viện Quân y, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội - tuy tiện lợi về mọi mặt, song vất vả vì khối lượng công việc nhiều, mệt mỏi cho nhân viên và dễ dẫn đến sơ xuất. Trong lần lấy máu đầu tiên, thu được lượng máu 5,9 lít (3,6 lít ở ngựa số 1 và 2,3 lít ở ngựa số 2). Trong lần lấy máu thứ hai thu được gần gấp đôi (5,1 lít ở ngựa số 1 và 5,5 lít ở ngựa số 2).

Quá trình lấy máu, chú ý mối liên quan giữa lượng máu lấy và sức khỏe của ngựa. Lấy máu an toàn tuyệt đối cho ngựa là một yêu cầu quan trọng. Để ngựa chết, ngoài thiệt hại về vật chất, về kinh tế, còn là vấn đề thời gian và rất nhiều công lao động của nhiều người trong quá trình gây mẫn cảm hàng nhiều tháng....Bảng 3.11 cho thấy, khi lấy máu ít hơn 3,5 lít, ở cả hai ngựa đều không có biểu hiện gì. Khi lấy từ 3,6 --> 5,4 lít máu, tùy theo từng ngựa, khả năng chịu đựng khác nhau, các mức độ phản ứng với lấy máu khác nhau. Mức độ lấy máu nhiều hơn 5,5 lít/ngựa, nếu không chú ý sẽ xảy ra mất an toàn cho ngựa do shock mất máu. Không nên lấy quá 1,5% trọng lượng ngựa (Lê Văn Hiệp, 2010) [159] (ngựa khoảng 300 kg, không lấy quá 4,5 lít). Nhất thiết phải lấy lượng máu trong khả năng chịu đựng của ngựa. Phải chú ý đề phòng shock mất máu.

Theo công ước Quốc tế bảo vệ động vật, cần tránh để đau đớn quá mức và để chết động vật thí nghiệm (Paula G., Sells, 2003) [112]. Với Việt Nam, công ước không được tuân thủ ngặt ngèo lắm. Tuy nhiên, với lương tâm của nhà khoa học, tấm lòng biết ơn các động vật hy sinh vì con người, vẫn phải thí nghiệm trên động vật, động vật vẫn phải lặng lẽ cống hiến vì con người, song nên có một giới hạn. Giới hạn đó tốt cho con người nhưng cũng tốt cho động vật đã cống hiến vì con người. Khi thực hiện nghiên cứu, cần đối xử tốt

nhất với chúng: vừa thể hiện sự nhân văn, vừa là khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 94 - 96)