Tính “An toàn” của chế phẩm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 104 - 106)

- Dựa trên kết quả ở bảng 3.21, tính LD50 theo công thức của Karber (theo Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh, 1995)[27]:

Z: số trung bình tử vong củ a2 nhóm kế cận d: khoảng cách liều lượng giữa các nhóm.

4.2.1.1. Tính “An toàn” của chế phẩm:

Theo bảng 3.18, kết quả thử nghiệm an toàn chung (Safety test) trên chuột lang Cobaye cho thấy: với liều tiêm phúc mạc 1 ml HTKN-RCN đa giá

F(ab’)2/100 gam cân nặng, theo dõi trong 21 ngày ba chuột cho kết quả đạt yêu cầu: cả ba chuột đều tăng cân, phát triển bình thường, không có chuột ốm, chuột chết. Đây là thử nghiệm xác định sự tồn tại của các độc tố bất kỳ nói chung trong sinh phẩm y tế. Thử nghiệm này được tiến hành ở hầu hết các cơ

sở sản xuất HTKNR trên thế giới, và được WHO giới thiệu trong các hướng dẫn kiểm tra chất lượng HTKNR. Đây là thử nghiệm dễ làm, theo dõi không phức tạp và có độ nhạy cao. Thử nghiệm là bắt buộc với tất cả các sinh phẩm kháng huyết thanh, nhất là kháng huyết thanh dùng đường tiêm tĩnh mạch. Theo kết quả ở bảng 3.19, thử nghiệm chí nhiệt tố (Pyrogen test) cho thấy HTKN-RCN đa giá F(ab’)2bán thành phẩm đã đạt yêu cầu, HTKNR không có chất gây sốt. Theo bảng 3.20, HTKN-RCN đa giá F(ab’)2sau cấy khuẩn (Sterility test) đã đạt vô khuẩn, không có vi khuẩn, vi nấm mọc trong môi trường thạch Chocolat, thạch máu và môi trường Sabouraud, với điều kiện nhiệt độ tối ưu, theo dõi trong 14 ngày liên tiếp.

Như vậy, trong kiểm định cơ sở, tiêu chuẩn “An toàn” của HTKN-RCN F(ab’)2 đã được xác nhận mức “Đạt”. Đây là yêu cầu đầu tiên trong kiểm tra chất lượng sản phẩm ở mức cơ sở sản xuất. Đối với bất kỳ thuốc gì dùng cho người, tiêu chuẩn an toàn là tiêu chuẩn đầu tiên, tiêu chuẩn số một. Nếu không an toàn, thuốc nguy hiểm cho người bệnh, sẽ phải hủy bỏ. Việc sản xuất được HTKN-RCN đa giá F(ab’)2 đã đảm bảo loại bỏ rất nhiều nguy cơ mất an toàn về miễn dịch do cắt bỏ được phần Fc. Tuy nhiên, do quá trình tinh chế gồm rất nhiều công đoạn, nhiều loại hóa chất được sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc các loại độc tố khác nhau, các chất gây sốt...Việc chấp hành tốt các yêu cầu quy định trong tất cả các khâu kỹ thuật là tiền đề quan trọng đảm bảo an toàn cho sản phẩm HTKNR nghiên cứu. Việc kiểm tra thường xuyên các khâu của các công đoạn sản xuất HTKNR cho thấy vai trò quan trọng của kiểm định sản xuất. Đây là tiền đề cho ra đời sản phẩm HTKNR an toàn. Thử nghiệm đã được tiến hành trên động vật thí nghiệm và trong phòng thí nghiệm để chắc chắn “An toàn” cho người bệnh, kể cả trường hợp liều HTKNR cần phải sử dụng tăng cao nhiều lần hơn giới hạn quy định.

Cũng như với bất kỳ chế phẩm sinh học nào, qui trình kỹ thuật sản xuất HTKNR phải đảm bảo giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm virus ngay từ nguyên liệu ban đầu. Xuyên suốt tất cả các bước tiếp theo của qui trình sản xuất, cần bất hoạt, loại bỏ mọi nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm virus tiềm ẩn. Cần phải giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus bằng việc thi hành một hệ thống kiểm tra chất lượng nguyên liệu ban đầu, bố trí qui trình sản xuất nhằm bất hoạt và loại bỏ virus còn sót lại trong suốt quá trình sản xuất HTKNR, tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn GMP ở tất cả các bước sản xuất, đáp ứng kịp thời và phù hợp với mọi sự cố nhiễm trùng được ghi nhận trong khi sử dụng HTKNR trên lâm sàng. Theo WHO (Guidelines, 2008), từ trước đến nay chưa có báo cáo về trường hợp nào lây truyền virus gây bệnh qua đường sử dụng kháng huyết thanh [151]. Điều đó là do các công đoạn tinh chế đã tách hết tế bào, chỉ còn huyết tương, virus không thể tồn tại phát triển nếu không có tế bào chủ. Đồng thời, cùng với việc sử dụng hóa chất có tính diệt khuẩn như pepsin, ammonium sulfate, merthiolat,...cũng như các điều kiện nhiệt độ cao kéo dài hàng giờ, pH acide thấp tới 3 và 3,5 (WHO guidelines 2008, [151], [154], Burnouf T., et al 2007 [45],[46], Reid K.G., Cuthbertson B, et al., 1988 [121]); việc lọc bỏ tủa, thẩm tích, lọc vô trùng với màng lọc 0,2 µm đã góp phần từng bước loại bỏ nguy cơ này (đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu) (Terpstra F.G. et al., 2006) [140]. Tuy vậy, khi sản xuất HTKNR, chúng ta vẫn phải luôn lưu ý, không bỏ sót vấn đề này. Cần thường xuyên chú ý các thông tin về nghiên cứu lây nhiễm virus trong thực tế [142],[143].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 104 - 106)