- Việt Nam có 5 loài rắn độc thuộc chi Rắn cạp nia (chi Bungarus), trong đó ba loài có hình dạng “khúc đen, khúc trắng” là dễ nhầm với nhau nhất.
1.3.1. Trên thế giới:
- Năm 1983, David Warrell khi thông báo kết quả nghiên cứu về các tai nạn do Bungarus candidus (Malayan kraid) gây ra tại miền đông Thái Lan và tây bắc Malaysia, tác giả đã dẫn nghiên cứu của Kuo T.P., Wu C.S. trên tạp chí The Snake (1972) về 925 trường hợp bị rắn Bungarus multicinctus cắn tại Đài Loan với tỷ lệ tử vong tới 23%. Đây là những cảnh báo đầu tiên về sự nguy hiểm do rắn cạp nia gây ra [146].
- Năm 1995, Chan J.C., Cockram C.S., Buckley T. (Hongkong) [47], thông báo về hai trường hợp bị rắn cạp nia bắc cắn (Bungarus multicinctus), với đầy đủ triệu chứng nhiễm độc nọc rắn cạp nia, có liệt cơ hô hấp, sụp mi,...sau khi được điều trị với HTKNR đơn giá chống nọc Bungarus fasciatus và thở máy hỗ trợ, đã hồi phục sau tám ngày. Thời điểm này chưa có nước nào sản xuất
được HTKN-RCN cho hai loài rắn cạp nia bắc (B.multicinctus) và rắn cạp nia nam (B.candidus).
- Năm 1999, Chanhome L., Wongtongkam et al., 1999 (Thái Lan) dùng HTKN rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) trung hòa nọc rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) trong in - vivo, thấy có hiệu quả tương tự như với nọc rắn Bungarus flavicep [51], tuy nhiên nghiên cứu không nói rõ mức độ thành công đến đâu. Như vậy, tới thời gian này Thái Lan chưa sản xuất được HTKN-RCN, trong khi ở Việt Nam, Trịnh Xuân Kiếm và cộng sự đã chế tạo thành công HTKN rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) tại Đơn vị nghiên cứu huyết thanh kháng nọc, bệnh viện Chợ Rẫy [88].
- Năm 2002, với nghiên cứu dùng nọc rắn cạp nia nam không khử độc để gây miễn dịch cho thỏ, các tác giả Thái Lan cho biết, thỏ nghiên cứu đã chịu được liều tiêm dưới da với nồng độ nọc 150 – 200 µg/kg ở lần gây mẫn cảm thứ 5, trong vòng 6 tháng nghiên cứu. Khi tăng liều trên mức này ở các lần miễn dịch sau, thỏ đều tử vong (Chanhome L. et al., 2002) [52]. Đây là nghiên cứu tạo nền tảng cho sản xuất HTKN rắn cạp nia nam ở Thái Lan sau này.
- Năm 2004, Trịnh Xuân Kiếm, Nguyễn Thị Dụ, Hà Trần Hưng và cộng sự sản xuất và thử lâm sàng thành công HTKN-RCN bắc trên 27 bệnh nhân bị
Bungarus multicinctus cắn, hiệu quả rất cao [71].
- Năm 2007, Leeprasert W., Kaojarern S., (Thái Lan) [95] đã sử dụng HTKNR của Viện QSMI, sản xuất 2004, điều trị cho ba bệnh nhân nhiễm độc nọc rắn cạp nia nam, vào viện và được dùng HTKNR đặc hiệu rất sớm. Kết quả có so sánh với một trường hợp vào viện cùng thời điểm, không được điều trị bằng B.candidus antivenom. Các tác giả cho biết, ở cả ba bệnh nhân, HTKNR đều có hiệu lực, triệu chứng liệt được cải thiện trong vòng 40 giờ sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, lượng antivenom được sử dụng quá nhiều: 80, 88, 87 lọ trong thời gian 90 giờ. Điều này cho thấy, công hiệu của HTKNR
điều trị. Các bệnh nhân này nhiễm độc nặng (khó thở, khó nói, sụp mi mắt trong 30 – 60 phút; được đặt nội khí quản trong 2 - 3 giờ sau khi bị rắn cắn). Như vậy, sau Việt Nam 5 năm, Thái Lan đã sản xuất thành công B.candidus antivenom [160],nhưng chất lượng còn phải bàn.
- Năm 2009, theo Chieh-Fan C. et al., (Đài Loan) [53], Trung tâm Vacxin và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan - đã sản xuất được nhiều loại HTKNR phục vụ cho cứu chữa sáu loài rắn độc nguy hiểm thường gặp nhất Đài Loan, trong đó có loài rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus, loài rắn độc gây tử vong cao nhất Đài Loan hiện nay: khi các loài rắn độc khác chỉ gây tử vong 2,4% thì loài rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus) vẫn gây tử vong đến 24%. Hiện nay Đài Loan đã sản xuất được bốn loại HTKNR, trong đó có HTKNR đa giá cho hai loài: rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus) và rắn hổ mang phì (Naja atra) (Chi - Wen Juan, 2012) [56].
- Malaysia là một nước ASEAN hiện đang phát triển rất mạnh các nghiên cứu về nọc độc của rắn cũng như sản xuất các loại HTKNR ứng dụng điều trị các loài rắn của Malaysia, trong đó có rắn cạp nia nam. Năm 2012, Tan N.H., Leon P.K., Phung S.Y. (Malaysia) [137], đã thí nghiệm đánh giá tác dụng trung hòa độc tính nọc của rắn cạp nia nam Bungarus candidus(Malayan kraid) bằng hai loại HTKN rắn hổ đa giá thường dùng nhất ở Ấn Độ là Vins polyvalent antivenom (VPAV) và Bharat polyvalent antivenom (BPAV), kết quả: các loại HTKNR này đều không có tác dụng. Như vậy, cho đến nay, với nhiều thành công trong nghiên cứu, Malaysia vẫn chưa sản xuất được loại HTKN rắn cạp nia nào, đây quả là một vấn đề không đơn giản.
- Trung Quốc cũng là nước đang phát triển mạnh các cơ sở nghiên cứu sản xuất HTKNR, việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào sản xuất HTKNR diễn ra rất nhanh chóng, làm giảm đáng kể tỷ lệ chết do tai nạn rắn độc trong những năm gần đây. Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất được HTKNR đa giá
cho rắn hổ mang (Naja atra) và rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus). Tuy nhiên, ít có thông báo của các tác giả Trung Quốc về vấn đề này.
- Theo Warrell D.A. (2010), chuyên gia hàng đầu của WHO về rắn độc [147], hiện nay thế giới mới chỉ có hai loại sản phẩm HTKN-RCN trên thị trường là: “Bungarus candidus antivenom”, “Malayan Krait antivenin” do Viện Queen Saovabha Memorial Institute, Thái Lan sản xuất, liều dùng 50 ml (10ml/ống), trung hòa được 0.4 mg/ml nọc rắn cạp nia nam; và “Bungarus multicinctus and Naja atra antivenom”do Chinese Shanghai Vaccine & Serum Institute sản xuất, “Taipei Naja-Bungarus antivenin” do Đài Loan sản xuất [147].