Đặc điểm nọc rắn cạp nia và cơ chế bệnh sinh:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 30 - 32)

- Việt Nam có 5 loài rắn độc thuộc chi Rắn cạp nia (chi Bungarus), trong đó ba loài có hình dạng “khúc đen, khúc trắng” là dễ nhầm với nhau nhất.

1.5.3. Đặc điểm nọc rắn cạp nia và cơ chế bệnh sinh:

- Thành phần: nọc rắn khô có trên 90% là protein, trong đó 25-70% là enzym, còn lại là các độc tố polypeptide không enzyme, polypeptide không phải độc tố và một số chất vô cơ.

+ Các enzym: thường gặp nhất là phospholipase A2, hyaluronidase, phosphoesterases, peptidase [48],[50],[66],[78],[90],[124],[133]....tác dụng phá hủy các tế bào máu, các dây thần kinh ngoại vi, cơ vân, nội mạc mạch máu, tác động vào hoạt động màng trước synapse.

α-Neurotoxins: độc tố tác động màng sau synapse (Postsynaptic active toxin), liên kết đặc biệt với các thụ thể acetylcholine, ngăn chặn dẫn truyền xung động thần kinh-cơ [5],[62],[85],[92],[94],[100],[106],[144].

β,γ-Neurotoxins: hoạt tính màng trước synapse, gây ức chế giải phóng acetylcholine, ngăn cản tái hấp thu choline để tổng hợp achetylcholine, thay đổi điện thế màng sinapse do thay đổi hấp thu ion K+, Na+, gây ngưng trệ dẫn truyền thần kinh-cơ, dẫn đến liệt cơ không hồi phục [48],[49],[91],[110]. Theo Middlebrook J.L., Kaiser II (1989) [102]; Manjunatha Kini (2003) [98], thành phần nọc của rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus ) và rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) đều chứa hai loại độc tố thần kinh là α- neurotoxin và β,γ-neurotoxins nhưng số lượng, thành phần khác nhau [59]. Theo Khow O., et al., (2003) [87], Inn-Ho Tsai et al., (2002) [78], trọng lượng phân tử độc tố nọc hai loài rắn này này từ 25-25,5 kDa, cấu tạo bởi các polypeptide 16-16,5 kDa và 7-8,5 kDa, nhỏ hơn nhiều loài rắn khác [44],[50].

Màng trước sinapse Màng sau sinapse

Hướng dẫn truyền thần

Hình 1.5. Cơ chế tác dụng của độc tố nọc rắn cạp nia [6].

- Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân rắn cạp nia nam cắn thường nặng nề hơn cạp nia bắc do khác biệt về thành phần nọc và vị trí tác động tại synapse thần kinh-cơ của hai loài rắn độc khác nhau. Cũng chính vì vậy, HTKN-RCN đơn đặc hiệu của từng loài rắn cạp nia không có tác dụng trung hòa chéo nhau hoặc tác dụng rất hạn chế (Warell D.A. và cs, 1983) [146].

- Nọc rắn cạp nia là loại độc tố thần kinh có trọng lượng phân tử thấp, hấp thu và lan tỏa rất nhanh trong cơ thể, tác động cả màng trước và sau sinapse, ức chế rất mạnh dẫn truyền thần kinh-cơ. Các dấu hiệu nhiễm độc tại chỗ rắn cắn thường mờ nhạt, nạn nhân thường không đau, không chảy máu, khiến phát hiện không kịp thời hoặc chủ quan coi thường. Khi triệu chứng yếu, bại, liệt cơ xuất hiện, nạn nhân trở tay không kịp, tử vong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất HTKN RCN đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 30 - 32)