Mục Tiêu Sinh Thá

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 134 - 138)

MỤC TIÊU ẤY sẽ ảnh hưởng ra sao đến suốt cuộc đời bạn? Nguyên tắc tiếp theo là

mục tiêu đó phải hài hòa về mặt sinh thái với những phương diện khác trong cuộc đời bạn.

Với từ sinh thái tôi muốn đề cập đến hệ sinh thái cá nhân, những hệ thống liên đới với nhau góp phần tạo nên con người chúng ta. Bất cứ thay đổi nào xảy ra trong đời, thậm chí cả những điều nhỏ nhặt nhất - như một chuyến đi ngắn, tậu một chiếc xe hơi mới - đều tác động đến hệ thống của chúng ta và những hệ thống mà chúng ta góp phần tạo ra.

Đã có rất nhiều bài viết và phát biểu về những thay đổi như vậy, đó là một phần trong các nghiên cứu thịnh hành về thuyết hỗn mang, trong ngành khí tượng học và các định hướng phát triển của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

Điều mà tôi tập trung ở đây là những thay đổi mà bạn có thể tiên lượng hoặc dự đoán được trong đời mình như là hệ quả của việc đạt được mục tiêu.

Tôi hình dung điều này (mục tiêu) giống như một viên sỏi rơi xuống hồ nước (cuộc đời bạn) gây ra những gợn sóng lăn tăn hình vòng tròn đồng tâm, bắt đầu từ tâm điểm tác động - thời điểm thay đổi.

Hòn sỏi chính là cốt lõi của sự thay đổi, một mục tiêu mới. Mỗi vòng tròn lan ra đại diện cho từng lớp hoặc từng chiều hướng của bản thân, cá nhân và trong các mối quan hệ: từ cái tôi thể chất tới trí tuệ, cảm xúc và những cái tôi tinh thần, cho đến các mối quan hệ: những mối quan hệ thân mật nhất (gia đình, người yêu, bạn thân); tiếp đến là các đồng nghiệp và những mối quan hệ trong công việc; quan hệ xã hội; mở rộng ra cộng đồng, quốc gia và những sự kiện toàn cầu; với một số người mọi thứ còn xa hơn nữa, liên hệ với vũ trụ. Chúng ta không ai giống ai và vì thế, đối với từng người, những lớp này có thể khác biệt một chút về tên gọi. Không thành vấn đề; tất cả chúng ta đều phân thành nhiều lớp, giống như những con búp bê gỗ của Nga, mở con to ra bạn sẽ thấy một con nhỏ hơn nằm bên trong, bên trong nó lại thêm một con khác nữa, và cứ thế.

Khi ước đoán về tác động của mục tiêu trong tương lai, bạn phải cân nhắc cả hai mặt, ngoài những lợi ích như bạn mong đợi, còn có những mặt bất lợi đi kèm, dù đó là

một mục tiêu được mong đợi và xác định rõ ràng nhất. Thành đạt trong sự nghiệp có thể mang lại những hệ lụy mà bạn không lường được trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình, có thể cả về sức khỏe nữa, bởi đôi khi, thành công trong sự nghiệp đánh đổi của bạn thời gian đến phòng tập thể hình hoặc những chuyến đi trượt tuyết mà bạn ưa thích.

Marianne, một bà mẹ năm con, có bằng cấp trong ngành điều trị lâm sàng khuyết tật ngôn ngữ, trở lại làm việc sau khi đứa con út của chị đã trưởng thành, để rồi nhận ra rằng hôn nhân của mình phải gánh chịu những căng thẳng bất ngờ như một hệ quả tất yếu. Đồng thời, chị còn nhận ra phần tiền lương chị kiếm được thêm hóa ra chẳng đáng là bao vì nay chị phải thuê người chăm nom cha mẹ già và lo việc nhà trong khi chị đi làm.

Chị đành bỏ việc và cố gắng dọn dẹp mớ bòng bong ở nhà. Nhưng “thiệt hại”, nếu ta gọi như vậy, thì đã xảy ra rồi. Chị luôn nghĩ rằng mình có toàn quyền quyết định cuộc đời mình, chứ không phải lúc nào cũng nai lưng ra phục vụ cho nhu cầu hoặc ước muốn của người khác.

Marianne phải mất thêm một năm nữa để dàn xếp ổn thỏa những bổn phận của mình trong gia đình (mà chị không hề muốn từ bỏ) với những sở thích cá nhân bên ngoài. Rốt cuộc chị cũng tìm được công việc phù hợp, thời gian đi làm ít hơn, một phần có thể làm tại nhà, nhưng phần lớn nỗi thất vọng và trăn trở năm nào lẽ ra có thể tránh được nếu chị cân nhắc đến sự tương quan sinh thái trong quyết định của mình trước.

Để hiểu rõ hơn về phần sinh thái, hãy quay lại trường hợp của Sherri một chút. Sherri đã định hình được mục tiêu mà mình mong đợi: vẫn ở lại trong ngành thời trang,

nhưng thay vì làm việc trước ống kính, cô sẽ đứng ra đằng sau nó - từ bỏ vai trò người mẫu để trở thành một nhiếp ảnh gia.

Kiểm tra tính chất sinh thái giúp hoàn thiện một mục tiêu thông minh. Hãy xem những ảnh hưởng và hệ quả của mục tiêu này lên cuộc sống của cô.

Anné: Tôi muốn cô hình dung về hai năm tới. Khi cô đã đạt được mục tiêu mình

mong đợi. Giờ cô đã là một nhiếp ảnh gia. Cô là người nhìn thế giới qua ống kính và cặp mắt của mình. Cô là người chịu trách nhiệm. Cô đích thân thực hiện nó. Cô tạo ra những bức hình. Hãy nhìn lại cuộc đời cô vào lúc này. Nó đã thay đổi ra sao?

Sherri: Thật ra tôi cũng không chắc về điều này lắm. Tôi chịu trách nhiệm nhưng

thế có nghĩa là sẽ không dễ kiếm được việc làm.

Anné: Đừng nói “sẽ”. Cứ cho rằng mọi thứ đang xảy ra ngay lúc này.

Sherri: OK, không dễ. Không dễ kiếm việc. Có những ngày tôi thức dậy và biết mình

phải vất vả tìm việc.

Anné: Vậy là cô gặp khó khăn hơn trước về mặt tài chính? Sherri: Phải. Tôi đã không nhận ra... khó khăn hơn rất nhiều.

Anné: Còn gì nữa? Nó có tác động gì đến mối quan hệ của cô với cánh đàn ông

không?

Sherri: Có, hẳn rồi... (Cô cười thành tiếng, nhún vai.) Cạnh tranh mà. Đàn ông họ

không thích thế lắm đâu. Lòng tự ái xưa cũ của cánh mày râu mà. Chừng nào họ còn kiểm soát được tôi thì họ còn thích tôi. Vì thế cả chuyện này cũng không như cũ, không dễ dàng gì.

Anné: Vậy cô được gì trong cuộc sống mới này? Sherri: Tôi được là chính mình.

Anné: Cô thích như thế. Sherri: Tôi yêu điều đó!

Anné: Thế nó có tác động gì đến sức khỏe và thể chất của cô không?

Sherri: Lên cân, tăng chừng ba, bốn ký lô. Nhưng tôi không cần phải lo lắng gì

chuyện đó.

Anné: Vậy có nghĩa là cô được thỏa thích ăn uống nhiều hơn?

thỉnh thoảng tôi có thể uống rượu - không thành vấn đề.

Anné: Còn gì nữa?

Sherri: Phải, tôi cảm thấy cơ thể mình tự do hơn, to lớn hơn - như thể tôi đã trưởng

thành theo đúng nghĩa của nó. Tôi đang lên kế hoạch bấm máy.

Anné: Bây giờ cô đã đạt được mục tiêu của mình, cô có nghĩ là nó xứng đáng hay

không? Cho dù tài chính của cô bấp bênh hơn, cô lại phải vất vả kiếm việc nhiều hơn, cùng với việc trở nên độc lập, cô khiến nhiều chàng trai sợ mà chuồn mất? Cô có mất đi bạn bè nào không? Có thêm bạn mới nào không?

Sherri: Không hẳn như thế. Tôi không cho rằng mình có mối quan hệ đặc biệt nào

trong công việc.

Anné: Vậy, cân nhắc thật kỹ lưỡng thì... những điều này có xứng đáng không?

Sherri: Có một điều thật sự làm tôi bận tâm đó là em trai tôi. Bà biết đấy, tôi phải

nuôi em tôi, nó sống dựa vào tôi.

Anné: Thế có nghĩa là bất lợi lớn nhất là tình trạng bấp bênh về tài chính?

Sherri: Phải, nhưng bà cũng biết đấy, nếu thành công thì tôi sẽ kiếm được nhiều

hơn so với nghề người mẫu, bởi tôi có thể tiếp tục sống với nghề này trong nhiều năm.

Với Sherri, hệ thống sinh thái cá nhân rất dễ nhận ra và những điểm khó khăn cũng dễ thấy. Kiến thức mà cô có được - rằng khả năng tài chính không còn giống với những gì cô đang có hiện nay - là một điểm rất quan trọng, không phải vì đó là lý do để cô từ bỏ mục tiêu của mình, mà là một thông tin quan trọng giúp cô giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Sherri đã nhận ra bất lợi lớn nhất trong việc từ bỏ công việc người mẫu có thu nhập cao và theo đuổi con đường của riêng mình. Tuy nhiên, cô vẫn thấy đó là việc đáng làm. Giống như một câu nói trong quảng cáo: “Nếu tôi chỉ có một cuộc đời để sống, hãy để tôi sống cuộc đời của một nhiếp ảnh gia”; đó là con đường Sherri đã lựa chọn. Chắc chắn, sẽ có nhiều rủi ro. Nhưng làm gì mà không có rủi ro, ngay cả việc bạn băng qua đường. Rủi ro là một phần của phát triển và phát triển là cuộc sống.

Một khi bạn đã định hình được mục tiêu của mình, hãy kiểm tra lại hệ thống sinh thái của nó, với những vòng tròn mở rộng của các lĩnh vực. Đó cũng chính là để kiểm tra tính khả thi.

Với việc làm này, bạn hiểu rõ những nguy cơ và bất lợi của mục tiêu của mình, cũng như là niềm vui và sự thỏa mãn mà nó mang đến.

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 134 - 138)