Mục Tiêu Phải Nằm Trong Tầm Kiểm Soát Của Bạn

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 123 - 127)

NGUYÊN TẮC THỨ HAI của bản kế hoạch chi tiết cho thành công để đạt được

mục tiêu thông minh chính là mục tiêu đó phải nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chúng ta đã nói về điều này khi phân biệt sự khác nhau giữa ước mơ và mục tiêu. Hòa bình thế giới không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Hòa bình trong ngôi nhà hoặc trong mối quan hệ của bạn thì còn có thể, miễn là nó không phụ thuộc vào những việc người khác làm, hoặc thay đổi người khác. Bạn chỉ kiểm soát được mối quan hệ trong một chừng mực nào đó. Người duy nhất mà bạn có thể thay đổi là chính mình.

Nếu bạn muốn ai đó thích mình hoặc bạn muốn con cái gọi điện cho mình vào một ngày cố định hàng tuần, hoặc bạn muốn sếp có ấn tượng tốt về công việc của mình và thăng chức cho bạn, thì chỉ có nước trông chờ vào may mắn. Bởi vì người duy nhất có thể mang đến cho bạn những điều mà bạn muốn là chính bạn. Bạn không thể thay đổi người khác.

Nói như thế không có nghĩa là bạn chỉ biết đứng nhìn người mà mình để ý. Nói như vậy có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm cho những gì bạn muốn diễn ra. Bạn phải theo đuổi nó. Bạn phải biến ước mơ của mình thành những mục tiêu khả thi.

Giả sử có một người bạn mong có quan hệ tình cảm. Tốt lắm. Xem như đó là ước mơ của bạn. Bây giờ bạn hãy tự hỏi về mục tiêu: mình có thể làm gì trong khả năng của mình để đến gần với ước mơ là được ở bên cạnh người ấy?

Sẽ có nhiều câu trả lời rõ ràng cho bạn. Tìm đến những nơi mà anh ấy/cô ấy thường lui tới; có cùng sở thích với anh ấy/cô ấy. Mời người ấy đi chơi - cùng đi với bạn hoặc là khách mời của bạn trong một sự kiện mà bạn biết chắc anh ấy/cô ấy đặc biệt thích (xem phim, khiêu vũ, nghe hòa nhạc). Ở một mức độ nào đó, bạn có khả năng kiểm soát mục tiêu. Nhưng bạn không có cách nào khiến người ấy yêu mình. Hãy để chuyện đó diễn ra tự nhiên, còn bạn thì tập trung làm tốt càng nhiều việc càng tốt.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có được kết quả là một buổi chiều bên cạnh người ấy, ăn trưa với chàng/nàng, đi dạo với nhau. Đó là những gì bạn có thể làm để khiến mục tiêu trở nên cụ thể và trong tầm kiểm soát của mình. Bạn không thể lôi đối tượng vào mục tiêu của mình: “Tôi muốn người này thích tôi, quan tâm đến tôi, chú ý đến tôi.” Mục tiêu của bạn chỉ là những gì liên quan đến bạn và những gì bạn có thể làm, với những nguồn

lực bạn có, để đạt được hoặc hoàn thành bất cứ điều gì bạn muốn.

Nghĩa là thay vì nói “Tôi muốn chồng tôi hành xử khác đi,” bạn thay đổi hướng tập trung và nghĩ về những gì mà điều đó mang lại cho mình. Nếu chồng bạn thay đổi theo đúng ý bạn, rồi sao nữa? Điều đó khiến bạn cảm thấy thế nào?

Giả sử anh ấy bao giờ cũng trễ nải mỗi khi hai vợ chồng ra ngoài cùng nhau. Bạn muốn anh ấy thay đổi, đúng giờ hơn, để bạn không bị nhét vào hàng ghế cuối trong rạp chiếu phim hoặc chạy cho kịp xe buýt, hoặc không phải muối mặt xin lỗi chủ tiệc hết lần này đến lần khác, v.v...

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn vẫy một chiếc đũa thần vô hình và chàng bắt đầu đúng giờ tăm tắp. Điều này ảnh hưởng đến bạn thế nào? Nó thay đổi cảm nhận của bạn về buổi tối đi chơi cùng nhau ra sao? Bạn nghĩ gì, cảm thấy gì, làm gì?

Rất có thể bạn thấy thoải mái hơn, mỉm cười nhiều hơn và giọng nói của bạn cũng dịu dàng hơn. Sự thay đổi trong hành vi của anh ấy khiến tâm trạng và thái độ của bạn thay đổi theo. Bạn cảm nhận theo cách mà bạn muốn được cảm nhận. Bây giờ bạn hãy xem lại mục tiêu mà mình mong muốn. Thay vì “Tôi muốn anh ấy thay đổi hành vi của mình (và đúng giờ)”, mục tiêu của bạn sẽ là “Tôi muốn cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi đi chơi tối với chồng.”

Bây giờ, hãy nghĩ về những cách giúp bạn đạt được điều đó, những cách giúp bạn cảm thấy thanh bình trong tâm trí: như ngâm mình trong bồn tắm, nghe nhạc, uống một ly rượu vang, sử dụng neo để tiếp cận nguồn lực bình tâm.

“Tôi muốn gây ấn tượng tốt với sếp bằng công việc này,” người đàn ông tên Doug đã nói thế. Anh ta làm việc trong một công ty kinh doanh bất động sản cho thuê văn phòng và căn hộ ở nước ngoài cho những người thường xuyên phải di chuyển, “bởi vì tôi muốn bà ấy giao cho tôi nhiều trọng trách hơn.”

“Vậy là anh muốn sếp giao cho anh nhiều trọng trách hơn. Tuyệt lắm,” tôi bảo anh ta. “Điều đó mang lại gì cho anh?”

Doug: Tôi sẽ không còn thấy quá buồn chán nữa. Tôi sẽ không còn chán ngấy công

việc của mình nữa.

Anné: Tốt. Nếu anh có nhiều trách nhiệm hơn, anh sẽ không cảm thấy chán công

việc. Thay vào đó anh sẽ có cảm giác gì?

Doug: Tôi đoán... thời gian sẽ trôi nhanh hơn. Tôi có nhiều việc để làm hơn, tôi sẽ

suy nghĩ nhiều hơn, có thêm ý tưởng.

Anné: Anh muốn làm nhiều hơn, để anh có nhiều ý tưởng hơn. Vậy điều đó tác động

gì đến anh?

Bước đầu tiên hướng đến sự thay đổi là tạo ra một mục tiêu khả thi, trong tầm kiểm soát của bạn. “Tôi muốn sếp giao cho tôi nhiều trọng trách hơn,” rõ ràng không nằm trong khả năng kiểm soát của Doug.

Khi tôi hỏi việc có thêm trách nhiệm có ý nghĩa gì đối với anh thì anh nói mình sẽ không buồn chán nữa. Đó là câu nói ở thể phủ định (làm sao bạn có thể “không buồn chán”?), thế là chúng tôi chuyển nó sang thể khẳng định.

Doug muốn có cảm giác tốt đẹp hơn về bản thân mình, có nghĩa là trở nên sáng tạo hơn (“có nhiều ý tưởng”) và nhiều trách nhiệm hơn. Việc anh bắt tay vào thực hiện như thế nào là việc sau này; điều mà anh làm ở đây là lập kế hoạch.

Nên nhớ, mục tiêu giúp bạn lên kế hoạch, giống như một bản vẽ chi tiết. Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn phải hình thành một mục tiêu rõ ràng trong đầu và dưới sự kiểm soát của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm về nó. Bạn không thể kiểm soát nếu bạn không chịu trách nhiệm.

Người ta từng nói với tôi, “Tôi sẽ làm một điều gì đó cho cuộc đời mình khi trận chiến chấm dứt tại [một nơi nào đó]” hoặc “khi vụ kiện của tôi giải quyết xong”, “khi con gái tôi lấy chồng”, “khi tôi chữa răng xong,” “khi tôi bán được nhà” ...

Lúc nào cũng có cớ để không thực hiện mục tiêu. Đổ lỗi cho thế giới, cho thời tiết và cho người khác. “Nếu sếp trân trọng tôi.” “Nếu chồng tôi tử tế hơn/kiếm được nhiều tiền hơn/ở nhà thường xuyên hơn.” “Khi bọn trẻ nhà tôi học hành xong xuôi.” “Khi cha mẹ tôi chuyển nhà.” Tất cả chỉ để bạn tự nói với bản thân rằng bạn không chịu trách nhiệm. Bạn tự nói với mình rằng việc không đạt được mục tiêu không phải do lỗi của bạn. Đó là lỗi của người khác. Hoặc do những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát như bão tuyết, chính trị, tình hình kinh tế.

“Sao cơ, tại tôi ư?” là điều mà bạn đang nói. “Đâu phải mọi thứ đều tại tôi.” Bạn có cả núi lý do. Người khác “may mắn” hơn; người khác có “cơ hội”. Người khác “làm tốt hơn” bạn.

Những “người khác” đó đã tạo ra những mục tiêu khả thi, trong khả năng kiểm soát của họ. Họ chịu trách nhiệm với những gì họ làm và những gì xảy đến với họ.

Một lần nữa, bạn chịu trách nhiệm về mục tiêu mà bạn kiến tạo, nó là của bạn. Và điều đó có nghĩa là, thậm chí nếu vì một lý do nào đó mục tiêu của bạn không thành hiện thực ngay, thì bạn vẫn có thể thử lại lần nữa. Bạn có bản kế hoạch chi tiết của mình cơ mà.

BÀI TẬP MỤC TIÊU THÔNG MINHB. Trong tầm kiểm soát của bạn B. Trong tầm kiểm soát của bạn

1. Nghĩ về một người mà bạn thường xuyên tương tác và là người mà bạn muốn họ thay đổi ở một mặt nào đó.

2. Làm cho mong muốn ấy trở nên thật cụ thể: “Tôi muốn XYZ làm/cảm thấy/trở nên…………..” [điền sự thay đổi vào chỗ trống].

3. Hình dung khi người ấy thật sự thay đổi theo cách bạn muốn. Điều đó khiến bạn cảm thấy ra sao? Điều đó ảnh hưởng đến bạn ra sao? Tác động tích cực của sự thay đổi nơi người ấy đối với bạn là gì?

4. Tự hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp mình cảm thấy tương tự. 5. Nói lại mục tiêu của bạn, trong đó bạn là người thay đổi.

(“Tôi muốn làm/cảm thấy/trở thành………” ) Viết nó ra. Nghĩ về nó. Nó khiến bạn có cảm giác thế nào?

CHƯƠNG 24

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)