ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠ

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 80 - 82)

Giác Quan Nội Tạ

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠ

Thị giác

• Nhiều màu hoặc trắng đen

• Nhìn thấy mình trong ảnh hoặc nhìn mọi việc bằng con mắt của mình

• Độ sáng

• Kích cỡ tổng thể bức tranh

• Kích cỡ (tỷ lệ) của vật thể và nhân vật

• Độ tương phản sáng tối

• Hình ảnh tĩnh hoặc động

• Tiêu điểm sắc nét hay mờ

• Hệ màu (màu cơ bản, màu nhạt hoặc màu tối)

• Mờ hay trong suốt

• Góc nhìn - từ trên xuống, từ dưới lên, hay từ hai bên

• Không gian: ba chiều hay không gian phẳng

Thính giác

• Âm lượng

• Tốc độ

• Cao độ

• Định vị hoặc âm thanh

• Thời lượng

• Âm thanh nổi hay đơn điệu

• Tần số

• Nhịp điệu

• Ngôn từ và/hoặc âm thanh

Ghi chú: Danh sách liệt kê này chưa đầy đủ. Không phải tất cả các đặc điểm của

giác quan nội tại độc đáo của riêng mình.

Cảm giác nội tại không được liệt kê ở đây đơn giản là vì tôi chọn tập trung vào những giác quan nội tại của việc nhìn (thị giác) và nghe (thính giác). Những giác quan nội tại này dễ thay đổi hơn và áp dụng rộng rãi hơn cảm giác. Khứu giác (ngửi) và vị giác (nếm) nội tại tôi cũng không đưa vào đây.

Cảm giác nội tại đề cập đến những cảm giác về cơ thể: như đụng chạm (xúc giác), nóng lạnh (nhiệt độ), sức ép, chuyển động và co giãn. Tiếng vo vo trong đầu, cảm giác tê tê ở lòng bàn chân, luồng hơi nóng, cảm giác châm chích như có kiến bò, nổi da gà - tất cả đều là những phản ứng của cảm giác. Bạn có thể nhận ra các đồ vật trong bóng tối bằng cách chạm vào chúng - mịn màng hay thô ráp, mềm hay cứng, sắc cạnh, tròn, mượt như tơ, bằng kim loại, v.v... Bên trong bạn, những cảm giác vật lý có thể là áp lực. Cảm giác này bắt nguồn từ đâu? Nó lan ra đến đâu? Áp lực này có giống nhau trên khắp cơ thể không?

Chuyển động cũng là một cảm giác vật lý, dù là bên ngoài hay bên trong, hơi thở, nhịp tim, hoạt động cơ bắp, sự căng hay thả lỏng của cơ mặt, cơ cổ. Cảm giác nội tại thể hiện chính xác những gì bạn cảm thấy (ở đâu, ở mức nào).

Các giác quan nội tại là thước đo chất lượng của trải nghiệm, là cách chúng ta mã hóa trải nghiệm và lưu giữ chúng trong ký ức. Chúng là đơn vị mà não bộ chúng ta căn cứ vào để phân biệt giữa cái dễ chịu với khó chịu, giữa quá khứ và tương lai, giữa tưởng tượng và ký ức.

Khi chúng ta bắt đầu nhận thức về những giác quan nội tại mà chúng ta dùng để nói chuyện với chính mình hoặc mô phỏng những hình ảnh trong đầu, chúng ta có khả năng thay đổi nó. Chúng ta có quyền lựa chọn cách mình trải nghiệm mọi việc, cách sắp xếp các trải nghiệm đó trong đầu. Lựa chọn dẫn đến kiểm soát. Chúng ta có thể quyết định hành động thay vì chỉ biết phản ứng thụ động.

Bạn có thể tạo ra những thay đổi ngoạn mục về chất lượng trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình bằng những chuyển đổi đơn giản dễ thực hiện với các giác quan nội tại; não bộ của bạn học cách mã hóa các trải nghiệm mà không cần bạn phải nhúng tay vào. Và nếu ở bước đầu, bạn chưa đạt được kết quả mong đợi trong các bài luyện tập, thì hãy thư giãn và nhẫn nại. Não bộ đang nói chuyện với bạn bằng thứ ngôn ngữ của những giác quan nội tại, những nguồn lực tiềm ẩn bấy lâu nay mà bạn vừa khám phá và học cách sử dụng, giống như đứa trẻ bi bô học nói cho đến khi phát ra được những câu có nghĩa.

Thay đổi giác quan nội tại là việc đơn giản và nhanh chóng như lật album ảnh. Đừng căng thẳng; đó là khả năng sẵn có của bạn, một công cụ thần kỳ đang chờ bạn sử dụng.

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)