Bằng Chứng Cho Thấy Bạn Đã Đạt Được Mục Tiêu

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 131 - 134)

NGUYÊN TẮC TIẾP THEO liên quan đến bằng chứng của thành công, nhờ vậy bạn

sẽ biết khi nào mình đạt được mục tiêu. Sherri có thể tạo ra mục tiêu thông qua các giác quan cụ thể. Cô định nghĩa từ “thỏa mãn” của mình là “có quyền tự chủ hơn”, “là người tạo ra bức tranh”, “nhìn mọi vật bằng đôi mắt của mình” - và trong quá trình đó, cô đã miêu tả được chi tiết hơn về mục tiêu mà cô mong muốn.

Sau đó, tôi hỏi Sherri về bằng chứng: “Làm sao cô biết được mình đã cảm thấy mãn nguyện hơn trong công việc? Lúc đó cô làm gì? Cô thấy gì? Cô nghe gì?”

Bằng chứng là từ chúng tôi dùng trong NLP để thẩm định mức độ xác thực của một mục tiêu, để chắc chắn rằng nó khả thi. Tuy nhiên, việc xem xét lại các bằng chứng là việc mà hầu hết mọi người thường làm một cách tự nhiên, như một chuyện bình thường. Chúng ta lái thử xe trước khi mua; chúng ta mặc thử quần áo, uống thử rượu; chúng ta kiểm tra chính mình bằng nhiều cách, mọi lúc mọi nơi, và mỗi khi ta thấy mình sắp phải lòng một ai đó, chúng ta tự hỏi, “Có thật thế không?” hoặc “Tôi yêu người ấy như thế nào? Để nghĩ xem.”

Làm sao bạn biết được mình đang yêu một ai đó - hoặc đã cảm thấy vui chưa, đã thỏa mãn chưa?

Tính cụ thể và bằng chứng là hai mặt của cùng một quá trình, cả hai đều đề cập đến cùng một dạng thông tin. Khi chúng ta dùng từ cụ thể (“Như thế nào/cái gì/ai một cách cụ thể?”) tức là ta đang tìm cách hình dung rõ ràng về mục tiêu mình mong đợi. Khi chúng ta dùng từ bằng chứng (“Làm thế nào mình biết” - ám chỉ sự cụ thể - “khi nào thì mình đạt được điều đó?”)/ chúng ta đang xem lại các kết quả để tin rằng mình đã thành công.

Về cơ bản, chúng ta hỏi “Mình muốn gì và làm sao để biết khi nào mình có được nó?” Chúng ta đo lường câu trả lời dựa trên câu hỏi thứ hai: “Mình sẽ nhìn, nghe, cảm thấy gì?”

Tôi đã đặt ra cho Sherri câu hỏi ấy.

Sherri: Tôi không biết mình sẽ nghe thấy hoặc nói gì, nhưng tôi biết mình sẽ có

những hình ảnh có tôi ở trong đó, hoặc cảnh thiên nhiên, muông thú. Tôi sẽ cảm thấy tự do, như thể tôi đang có một khởi đầu mới mẻ. Cô hiểu ý tôi chứ? Tôi sẽ cảm thấy thật sự, thật sự vui.

Anné: Cô sẽ thực hiện điều này ở đâu? Cô có thể hình dung được không?

Sherri: Tôi sẽ bước đi ở... [Cô dừng lại, như thể đang đắm mình trong dòng suy

nghĩ] Nơi tôi nghĩ đến là một sa mạc, nơi tôi vừa được yêu cầu đến để thực hiện một vài kiểu ảnh. Tôi mặc bộ trang phục bằng lụa bóng có “màu ráng chiều”, họ gọi như thế đấy, thử màu đỏ san hô thật đậm, gam màu rực lửa, như ánh lửa hắt lên từ nền cát.

Điều tôi cảm nhận hiện giờ là, tôi đã phần nào biết mình đang ở đâu. Tôi, chính tôi sẽ xác định nơi tôi muốn đến. Chính tôi là người thực hiện điều đó. Tập trung lắng nghe cơ thể mình, thay vì những gì người khác lớn tiếng đòi hỏi, rằng tôi phải đi đứng thế nào, tay chân tạo dáng ra sao.

Anné: Vậy cô sẽ làm gì? Hãy tưởng tượng - nếu lúc này cô đang làm công việc ấy,

ngoài sa mạc, với một cảm giác thoả mãn trọn vẹn - cô sẽ làm gì?

Sherri: Câu hỏi thật thú vị. Bà biết không? Tôi thấy một biển cát mênh mông, một

bầu trời xanh biếc, và tôi muốn đứng đó, ngắm nhìn, và chụp ảnh theo cách tôi muốn. Tôi ước được ở đó, thỏa thích chụp hình quang cảnh thiên nhiên kỳ vĩ này. Đấy-đấy chính là điều tôi thật sự thích trong công việc này. Tôi thích được ngắm nhìn những phong cảnh tuyệt đẹp như thế.

Annè: Cô vẫn muốn tiếp tục theo đuổi nghề này. Nhưng theo những gì tôi nghe cô

nói thì, để cảm thấy mãn nguyện hơn, thay vì chỉ là một nhân tố trong bức tranh, cô muốn làm chủ bức tranh ấy. Cô muốn...

Sherri: Chính xác.

Anné: ...tự mình chụp ảnh, dàn cảnh, thay vì làm dáng theo ý người khác. Sherri: Thế thì thật tuyệt vời.

Anné: Như vậy, thay vì để người khác bảo cô phải đi đứng thế nào, cô sẽ là người

tạo ra động thái cho những bức ảnh.

Sherri: Thông qua lăng kính của riêng tôi.

Anné: Cô nhìn bằng đôi mắt của chính mình, cô sẽ là người tạo nên bức tranh, và cô

chắc hẳn sẽ đứng ra chỉ đạo mọi người làm chuyện này chuyện kia, bảo người khác tạo dáng ra sao, bức ảnh nên có những gì.

Sherri: Phải, tôi sẽ chụp và tạo ra những bức ảnh! Điều này rất tuyệt Anné ạ. Điều

này sẽ thay đổi cả cuộc đời tôi.

về giác quan cho thấy bạn đã đạt được mục tiêu của mình?

BÀI TẬP MỤC TIÊU THÔNG MINHD. Bằng chứng của thành công D. Bằng chứng của thành công

1. Tiếp tục dùng mục tiêu mong muốn trong bài tập C.

2. Tự hỏi: “Làm sao biết được mình đã đạt điều mình mong muốn? Mình sẽ làm gì, nghĩ gì, cảm nhận gì?” Viết ra những câu trả lời của bạn. Thêm điều này vào mục tiêu của bạn.

3. Xem lại mục tiêu thông minh. Nó được thể hiện dưới dạng khẳng định, nằm trong tầm kiểm soát của bạn và thật cụ thể.

Nhìn mục tiêu đó. Nghe nó. Cảm nhận về nó.

Bây giờ thêm những thông tin bằng chứng. Nhìn nó. Nghe nó. Cảm nhận về nó. Điều này làm tăng cảm giác vui vẻ về việc hoàn thành mục tiêu của bạn ra sao?

CHƯƠNG 26

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 131 - 134)