Định Nghĩa Mục Tiêu

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 108 - 111)

VỀ CƠ BẢN, câu hỏi được đặt ra nhằm hai mục đích: biết được một thông tin cụ

thể (“Đại lộ Trung tâm nằm ở đâu?”; “Món này cần bao nhiêu quả trứng?”) hoặc để định hướng về một mục tiêu hoặc kết quả (“Bây giờ tôi phải đi đâu?”; “Cháu muốn làm gì khi lớn lên?”). Ẩn chứa trong câu hỏi là ý thức về những hành động, hướng đi mà bạn thực hiện. Mục đích của những câu hỏi này là thúc đẩy bạn tiến về phía trước.

Vậy, sau câu hỏi Tôi muốn điều gì? sẽ là gì?

Nếu bạn trả lời, tôi muốn hạnh phúc hoặc tôi muốn thành công thì nó cũng chẳng ích lợi gì nhiều, trừ khi bạn có ý tưởng cụ thể về những điều bạn nói. Hạnh phúc là gì, theo bạn? Thành công là gì? Làm sao bạn có thể theo đuổi một mục tiêu nếu bạn không định nghĩa được rõ ràng về nó? Nếu nơi bạn muốn đến đơn giản là một “thành phố”, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm đến được, trừ khi bạn xác định rõ đó là thành phố nào, ở đâu và sau đó bạn leo lên tàu, hoặc máy bay, hoặc lái xe đến đó.

Nếu bạn có thể mơ về nó thì bạn cũng có thể đạt được nó, nhưng để biến một ước mơ thành hiện thực, trước tiên bạn phải biến nó từ cái trừu tượng thành cụ thể.

Bạn phải biết xem xét các khía cạnh và khuôn khổ của nó. Giống như xây ngôi nhà mơ ước, trước tiên bạn phải tự hỏi xem mình muốn xây nó ở đâu, tại quốc gia nào hay nơi nào trên đất nước ấy, ở khu vực nào, vùng nào, môi trường nào cụ thể. Sau đó, bạn tự thiết kế nhà hoặc thuê kiến trúc sư thiết kế cho bạn, đặt ra những câu hỏi về cách bố trí phòng ốc trong nhà, phòng tắm, nhà bếp; cửa sổ và cửa ra vào ở đâu; mọi thứ cần được thể hiện trong bản bố trí mặt bằng và bản vẽ chi tiết. Sau đó, tùy mức độ, sẽ là hàng trăm chi tiết và quyết định về vật liệu sử dụng để lát sàn, đóng tủ, tay nắm cửa, chốt cửa và màu sơn.

Các câu hỏi là một phần của quá trình xây dựng ngôi nhà của bạn. Chúng gắn liền và là một phần của quy trình tương tác mà chúng ta đang bàn đến trong lúc miêu tả việc giao tiếp với người khác và với chính mình. Những câu hỏi vẽ nên hình dáng ngôi nhà, câu hỏi này dẫn đến câu hỏi khác, liên quan mật thiết với nhau (sau “Phòng ngủ sơn màu gì?” sẽ là “Tủ trong phòng ngủ có màu gì?”) và câu trả lời sẽ xác định câu hỏi tiếp theo (“Chúng ta nên ráp loại tay nắm nào cho mấy ngăn kéo?”). Những câu hỏi có hệ thống, đâm nhánh, chia ngã như cái cây lớn lên, vươn đến từng ngóc ngách trong căn nhà mơ

ước của bạn, cho đến khi mọi thứ đâu vào đấy và căn nhà sẵn sàng để bạn dọn vào ở. Hãy nghĩ về ngôi nhà như một mục tiêu mà bạn muốn đạt đến, bất kể nó là gì. Bạn sẽ từng bước biến nó thành hiện thực: bản vẽ mặt bằng, các quyết định, bản mô tả kiến trúc chi tiết. Những bước này là thành quả của bạn, bạn đi từ bước này sang bước kia bởi mỗi bước được hoàn thành nhờ biết cách đặt đúng câu hỏi.

Bản kế hoạch dưới đây có thể xem là bản kế hoạch chi tiết cho thành công. Nó cho ta biết cách đạt đến những mục tiêu thông minh bằng việc đặt ra những câu hỏi mang đến những câu trả lời cụ thể, những định nghĩa rõ ràng và chính xác hơn. Những câu hỏi này tuân theo một quy luật trự nhiên và bạn phải tôn trọng thứ tự xuất hiện của chúng. Việc bạn đạt được mục tiêu thông minh cũng giống như việc bạn xây nên ngôi nhà mơ ước của mình: Bạn không thể biết mình sẽ bố trí cửa sổ phòng ngủ ở đâu trừ khi bạn đã biết mình dựng nhà ở đâu, vị trí các phòng ra sao và những phòng này sẽ nhìn về hướng nào. Từng bước một: bạn xây dựng ước mơ cũng giống như xây một ngôi nhà, bắt đầu từ nền móng trước.

Chúng ta sẽ bàn về bản kế hoạch chi tiết này trong suốt Phần Ba, trong đó ta sẽ thảo luận về từng khía cạnh để tạo ra kết quả mong đợi.

BẢN KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO THÀNH CÔNG

Cách đạt được mục tiêu thông minh

Định nghĩa

1. Tôi muốn gì?

Câu trả lời phải ở dạng khẳng định. Câu trả lời phải nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

2. Như thế nào? Cái gì hoặc ai? Ở đâu? Khi nào? Với ai? Đến mức nào? Bao lâu? Câu trả lời phải thật cụ thể.

3. Làm sao tôi biết được khi nào mình đạt được mục tiêu? Tôi sẽ làm gì, nghĩ gì, cảm thấy gì?

Câu trả lời phải đưa ra bằng chứng của sự thành công.

Kiểm tra

4. Mục tiêu ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ cuộc đời tôi? Đến gia đình và những mối quan hệ thân thiết của tôi? Đến cuộc sống xã hội? Công việc? Sức khỏe? Khía

cạnh tinh thần? Tôi sẽ được gì mất gì khi tôi đạt được mục tiêu? Câu trả lời phải phù hợp với toàn bộ phương diện cuộc đời bạn.

Thực hiện

5. Những nguồn lực nào tôi có, hoặc có thể có, để giúp tôi đạt được mục tiêu?

Câu trả lời phải đặt tên cho những nguồn lực hữu ích mà bạn vốn có hoặc có thể đạt được.

6. Tôi đang ở đâu trên con đường đi đến mục tiêu?

Câu trả lời phải xác định rõ bạn đang ở gần hay vẫn còn cách xa thành công của mình và bạn phải xác định được những bước cụ thể mình cần thực hiện để đạt được nó.

Tóm tắt

Một mục tiêu thông minh phải: thể hiện ở dạng câu khẳng định, trong tầm kiểm soát và cụ thể. Một mục tiêu thông minh: phải có bằng chứng của sự thành công, những hệ quả, và cách sử dụng nguồn lực.

CHƯƠNG 20

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 108 - 111)