Mục Tiêu Cụ Thể

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 127 - 131)

Tôi biết mình đang đi về đâu,

Và tôi biết ai là người đồng hành với mình...

- Trích trong một bản ballad cổ của người Ai-len

BÂY GIỜ, KHI BẠN ĐÃ NÓI ra những gì bạn muốn dưới dạng khẳng định và nằm

trong tầm kiểm soát của bạn, vậy là bạn đã đặt nền móng cơ bản cho mục tiêu của mình. Nguyên tắc tiếp theo bàn đến các chi tiết cụ thể.

Thật ra, từ đầu đến giờ chúng ta đều đang nói về những chi tiết cụ thể. Nếu không thì bạn không thể hình dung về mục tiêu đó. Bạn hãy thử xây dựng một ngôi nhà mơ ước mà không có chi tiết cụ thể xem - nó sẽ biến mất ngay.

Bạn cần cố định ngôi nhà hoặc một ước mơ bằng những chi tiết cụ thể. Nhà được xây ở đâu? Diện tích bao nhiêu, kích thước? Khi nào hoàn thiện? Với ai? Bản chất trí tưởng tượng rất cụ thể - nó bao gồm hình ảnh, âm thanh, từ ngữ, xúc giác, nhiệt độ, cảm giác, vị giác, mùi hương - và mỗi hệ thống biểu hiện của trí tưởng tượng (của suy nghĩ) đều chạm đến vô số giác quan nội tại. Chúng ta suy nghĩ bằng những mẩu thông tin rất cụ thể, được thể hiện thông qua các giác quan. Chúng ta không thể nào nghĩ về điều chúng ta muốn, bây giờ cũng như trong tương lai, mà không cần cụ thể hóa nó, sàng lọc nó thông qua các giác quan và điều chỉnh nó bằng giác quan nội tại.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta nhận thức về việc làm này. Quá trình suy nghĩ, thể hiện ý nghĩ với bản thân chủ yếu diễn ra một cách tự động. Để hình thành một mục tiêu, chúng ta truy cập thông tin mình cần từ trong vô thức và đưa nó vào ý thức hệ. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể kiểm soát nó, tinh chỉnh nó, làm cho nó phù hợp với cuộc sống và lối sống của chúng ta.

Cụ thể hóa một mục tiêu chính là tạo ra nó. Hãy tự hỏi, “Mình muốn mục tiêu ấy cụ thể ra sao, khi nào, ở đâu và bằng cách nào?” để làm rõ mục tiêu.

Nói rằng “Tôi muốn hạnh phúc/giàu có/thành công” không mang lại cho bạn hướng đi nào cụ thể, cũng chẳng hàm chứa một định nghĩa xác thực nào. Nhưng khi bạn bắt đầu hỏi, “Tôi muốn hạnh phúc với ai? Tôi muốn trở nên giàu có một cách cụ thể ra sao? Tôi muốn đạt được thành công này bằng cách nào?”, bạn có thể bắt đầu có những bước tiến mới.

Những câu nói chung chung chẳng đưa bạn đến đâu cả (vì thế nên bạn thấy nó rất chung chung). Chắc chắn một điều, chúng chẳng giúp bạn đến gần mục tiêu của bạn hơn. Khi xem xét mức độ cụ thể của những ngôn từ miêu tả mục tiêu, điều đầu tiên cần kiểm tra là những từ ngữ không rõ ràng; ví dụ như thỏa mãn, mãn nguyện, hạnh phúc. Những từ này là những từ chung chung.

Tôi gọi chúng là những từ béo bệu. Chúng dư thừa - vô ích, không được miêu tả rõ ràng, và chắc chắn không thể là một phần của một mục tiêu xác định. Hãy vứt chúng ra ngoài.

Bạn có còn nhớ lời một bài hát của ban nhạc Rolling Stones, tựa đề “I Can’t Get No Satisfaction?” (Tôi Không Thể Có Được Cái Không Thỏa Mãn)? Chẳng có gì đáng ngạc

nhiên cả. Cái từ béo bệu thỏa mãn này nằm ngoài vòng kiểm soát. Nó trông ra sao? Cảm giác của nó như thế nào? Làm sao bạn biết như thế là thỏa mãn hay chưa? Bạn nhận biết nó bằng cách nào? CÁC BẠN CHƠI VUI CHỨ? là một cách nói mơ hồ. Ai biết được? “Vui” nghĩa là sao?

Đi vào chi tiết cụ thể, kiểm tra những từ béo bệu hoặc quá chung chung là một phần của cùng một quá trình. Quá trình ấy phụ thuộc vào việc đặt ra câu hỏi nhằm giúp bạn xác định được tầm vóc, quy mô, khuôn khổ của những gì bạn muốn, sau đó kiểm tra xem bạn đã được mục tiêu hay chưa.

Chúng ta hãy cùng làm quen với Sherri (không phải tên thật). Cô là một người mẫu hàng đầu, và rất thành công trên nhiều phương diện. Cô có rất nhiều hợp đồng, kiếm được khối tiền và nhiều bạn bè lẫn những cuộc hò hẹn trong quỹ thời gian cho phép. Ấy vậy mà, mấy tháng trước cô tìm đến tôi và nói, “Tôi thật sự chưa thấy thỏa mãn với công việc của mình.”

Bấy giờ, điều đầu tiên mà tôi cần biết là từ “thỏa mãn” đối với cô có ý nghĩa cụ thể như thế nào. Nếu không tôi chẳng thể nào giúp cô hình thành một mục tiêu khả thi.

Anné: Cô mong muốn điều gì trong công việc mà cho đến nay cô vẫn chưa đạt

được?

Sherri: À, thì tôi yêu thích nghề người mẫu; tôi thích có nhiều tiền, thích đi du lịch

đó đây, thích quần áo đẹp. Nhưng đôi khi tôi cảm thấy mình không thật sự là mình, chắc bà hiểu ý tôi? Nghĩa là, trong con mắt của người khác, tôi chỉ nên là người khoe những bộ áo quần của người khác mà thôi. Tôi nghĩ mình muốn nhiều hơn thế, tôi muốn sống cho bản thân mình nhiều hơn.

Anné: Điều đó giúp gì cho cô?

Sherri: Tôi có cảm giác như những ánh mắt đổ dồn về tôi như thể tôi là một kẻ

ngốc. Tôi muốn được thỏa mãn hơn.

Anné: OK, cô muốn thỏa mãn hơn. Cô định làm điều đó như thế nào? Cô phải làm gì

để thấy thỏa mãn hơn? Cô nghĩ mình có thể làm điều đó cụ thể ở đâu? Khi nào thì cô có được cảm giác đó?

Sherri: Điều bà vừa nói thật sự thú vị. Tôi chưa bao giờ nghĩ theo cách này và chi

tiết đến vậy, nhưng khi bà hỏi tôi những câu này, tôi nhận ra rằng tôi muốn nhìn cuộc sống qua lăng kính của mình, thay vì qua con mắt của người khác. Như thể tôi nhìn ngắm mọi vật trực tiếp mà không vướng víu bởi tấm mạng che mặt, hay bất kỳ cái gì khác. Tôi muốn làm chủ cuộc đời mình.

Anné: Ồ, vậy ra đối với cô cảm giác thỏa mãn là như thế ư? Cô muốn nhìn mọi vật

một cách trực tiếp, bằng đôi mắt của chính mình?

mình muốn thấy - điều đó làm tôi thấy mãn nguyện hơn.

Anné: Cô nói rằng cô muốn thỏa mãn hơn trong những việc mình làm. Nếu tôi hiểu

đúng thì điều đó có nghĩa là cô muốn kiểm soát cuộc đời mình nhiều hơn, nhờ thế cô nhìn mọi việc bằng đôi mắt của chính mình. Thay vì chỉ là một vật thể trong bức tranh, cô muốn mình là người tạo nên bức tranh ấy. Thế nên điều mà cô tìm kiếm chính là: cô sẽ là người tạo ra bức tranh cuộc đời mình.

Sherri: Đúng thế.

Đó chính là ý nghĩa của sự thỏa mãn đối với Sherri. Và chúng tôi càng ngày càng đi sâu vào chi tiết. Tôi yêu cầu Sherri trình bày cụ thể hơn về những cảm nhận, với từng hình ảnh (Sherri thuộc tuýp người thiên về thị giác), thế là cô có một cái nhìn thấu đáo hơn về những gì sẽ khiến cô mãn nguyện khi cô chú tâm vào mục tiêu cụ thể của mình.

BÀI TẬP MỤC TIÊU THÔNG MINHC. Đi vào chi tiết C. Đi vào chi tiết

1. Viết ra một mục tiêu (điều mà bạn mong muốn) từ bài tập về mục tiêu thông minh phần A và B ở Chương 22 và 23.

2. Nhìn lại những gì mình viết để xem có bất cứ từ béo bệu nào không - những từ chẳng gợi nên hình ảnh gì cụ thể trong đầu bạn. Tự đặt ra những câu hỏi về những từ béo bệu trong những gì mình viết:

• “Mình trải nghiệm cụ thể ra sao: ………… [điền từ của bạn]?”

• “Mình nhìn, nghe, và cảm thấy một cách cụ thể như thế nào trong cơ thể khi mình trải nghiệm ……… [điền từ của bạn]?”

• “Cụ thể là mình muốn nói cụ thể về ai hoặc về cái gì?”

Viết ra những câu trả lời của mình và sau đó viết lại mục tiêu một cách cụ thể hơn.

3. Tự vấn về mục tiêu của mình. “Cụ thể là mình muốn ……… với ai/ khi nào/ ở đâu/ trong bao lâu?” [Tùy thuộc vào loại mục tiêu mà bạn sẽ có những câu hỏi phù hợp.] Viết ra câu trả lời của bạn và mô tả lại mục tiêu ấy cùng những thông tin bạn có được.

4. So sánh những gì ban đầu bạn viết về mục tiêu (bước 1) với những gì bạn vừa viết ra (bước 3). Câu nào khiến bạn có cảm giác mạnh mẽ hơn rằng mình có thể đạt được những gì mình muốn?

CHƯƠNG 25

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 127 - 131)