Chuyển động mắt
BẠN CÓ THỂ BIẾT một người sử dụng hệ thống biểu hiện nào bằng cách lắng
nghe ngôn từ họ sử dụng. Bạn cũng có thể đọc được người khác dùng hệ thống nào để tư duy bằng cách theo dõi chuyển động mắt của người ấy.
Khi người ta suy nghĩ - không phải nhìn ngắm sự vật chung quanh mà đi sâu vào tâm trí để ghi nhớ, suy xét một điều gì đó, hoặc đưa ra quyết định - mắt họ thường chuyển động. Chuyển động của mắt có liên quan đến hệ thần kinh. Chúng cho biết người kia đang suy nghĩ như thế nào, bộ não xử lý những suy nghĩ này dưới dạng nào: hình ảnh, âm thanh, ngôn từ hay cảm xúc.
Rất đơn giản: Khi mắt họ nhìn lên, nghĩa là họ đang hình dung. Nhìn sang hai bên tức là họ đang lắng nghe; khi ấy họ nghe thấy ngôn từ, âm điệu, hoặc những tiếng động khác, nhưng ngôn ngữ vẫn là chủ yếu. Khi họ nhìn xuống về phía bên trái, họ đang tự nói chuyện với bản thân, nhiều khả năng là đấu tranh nội tâm. (“Làm - Không làm”, “Bỏ đi, trốn chạy! - Ở lại và chiến đấu đến cùng!”). Khi họ nhìn xuống về phía bên phải nghĩa là họ đang kết nối với cảm xúc của mình.
Bạn có thể học cách quan sát khuôn mặt để xác định cách suy nghĩ của người đó và làm theo họ. Nếu mắt người đối diện luôn nhìn lên, bạn biết ngay họ đang tạo ra hình ảnh và bạn có thể thu hút sự quan tâm của họ bằng cách sử dụng ngôn ngữ thị giác. Nếu mắt họ nhìn lên về một phía (thường là bên phải của người đó), có nghĩa là họ đang hình dung trong đầu một điều gì đó, một khung cảnh hay một bức tranh: họ đang xây dựng hình ảnh. Mắt nhìn lên về một hướng khác (thường là bên trái), có nghĩa là người này đang
nhớ lại một hình ảnh, một sự việc mà người ấy đã nhìn thấy trước đây.
Đồng tử nở rộng (mắt không tập trung) nghĩa là người này đang tạo ra một hình ảnh trong tâm trí, có thể bằng cách nhớ lại hoặc tự dựng lên, và có thể họ nhìn thấy hình ảnh ấy ngay khoảng không giữa bạn và người đó, hoặc phía sau bạn, hoặc ngay chỗ bạn.
Mắt không ngừng dịch chuyển từ bên này sang bên kia thể hiện những hình ảnh về thính giác - về một phía (bên phải, đối với những người ngăn nắp), tức là những hình ảnh ấy đang được tạo dựng; người này đang nghĩ về điều cần nói hoặc có thể đang sáng tác một giai điệu (trường hợp này ít gặp hơn). Mắt nhìn sang bên trái đồng nghĩa với những ký ức thuộc thính giác - một điều do ai đó nói ra, một giọng nói đáng nhớ, một bài hát ưa thích.
Nhìn xuống về phía bên trái là những âm thanh nội tại, nghĩa là người này đang nói chuyện với chính mình, nói qua nói lại, có thể là đang tranh cãi về hai mặt của một vấn đề. Nhìn xuống về phía bên phải là dấu hiệu cho thấy người này đang dùng bộ lọc cảm giác nghĩa là cảm xúc và tình cảm. Khác với thị giác và thính giác, chuyển động mắt thuộc về cảm giác không có sự phân biệt giữa việc nhớ lại hay tạo dựng hình ảnh; tất cả chỉ là cảm xúc.
Khả năng nhìn thấy người khác suy nghĩ như thế nào - biết được tâm trí họ đang ở đâu bằng cách quan sát chuyển động mắt của họ - nghĩa là bạn có thể hướng họ đến một nơi nào đó, dẫn dắt họ đi từ quá khứ đến tương lai, từ thính giác sang thị giác; hoặc nếu bạn muốn người ấy nắm bắt thông tin mới, có thể bạn phải tách họ ra khỏi cảm xúc của bản thân họ trước đã.
Giả sử bạn đang dạy một lớp học môn thống kê. Một trong những sinh viên trong lớp dường như khó nắm bắt được những điều bạn giảng dạy; bạn nhận thấy mắt cô ấy thường nhìn xuống và về phía bên phải của cô. Đó chính là ngôn ngữ cảm giác, bạn nhận ra điều đó, và để giúp cô xử lý tốt những con số trong môn học, bạn giúp cô ấy nhìn lên. Bạn có thể làm điều này bàng cách chỉ tay vào một cái gì đó cao cao trên bảng, hoặc nhướng mắt lên hoặc giơ tay lên - bất cứ điều gì khiến cô ấy ngước mắt nhìn lên và đưa cô vào vùng thị giác, nơi cô có nhiều khả năng hiểu về môn thống kê hơn là vùng cảm giác.
Hoặc bạn đang huấn luyện bóng chày cho một đội thiếu niên. Trong số các cầu thủ, có một cậu bé gặp khó khăn trong việc tiếp xúc bóng. Mỗi khi đến lượt cậu đánh bóng, cậu cứ đứng ngây người ra, liếc mắt từ bên này sang bên kia, rồi nhìn xuống về phía trái. Cậu đang tự vấn bản thân, và bạn biết có thể là cậu đang nói với mình những câu như, “Mình không thể làm được; Mình sẽ đánh trượt; Mình thật kém cỏi; Ai cũng biết mình không thể chơi bóng được; Mình sẽ biến mình thành một trò hề.” Chừng nào cậu còn nói những lời như vậy thì gần như cậu tự đẩy bản thân mình đến thất bại. Cơ hội đánh trúng bóng của cậu là rất ít.
trí cậu dự đoán xem trái bóng sẽ bay về hướng nào, và tưởng tượng xem cậu sẽ đánh bóng ra sao. Hãy giúp cậu thoát khỏi trạng thái tồi tệ, những dự đoán tiêu cực để nhìn thấy hình ảnh của thành công.
Hình vẽ khuôn mặt phía dưới chỉ cho bạn cách “đọc” một số chuyển động cơ bản của mắt để biết đối tượng đang suy nghĩ theo chiều hướng nào.
Ht = Tạo dựng hình ảnh; tưởng tượng về một điều bạn chưa từng thấy qua - ngôi nhà trong mơ, sống trên một hòn đảo nhiệt đới xa xôi, nhận giải Nobel hoặc huy chương vàng Olympic; nghĩa là bạn tạo ra hình ảnh.
Hg = Gợi nhớ hình ảnh: hình dung về một điều gì đó trong quá khứ - khuôn mặt của mẹ bạn, cái cà vạt cũ bạn từng dùng, một bộ phim, văn phòng làm việc cũ của bạn; nghĩa là nhớ lại những hình ảnh bạn đã từng thấy trước đây.
At = Tạo dựng âm thanh: nghĩ về những lời bạn sẽ nói - hoặc đóng kịch hoặc hát; nghĩa là bạn tạo ra âm thanh hoặc đoạn hội thoại.
Ag = Gợi nhớ âm thanh: nghe lại một điều gì đó - cha bạn bảo bạn đứng thẳng người lên, thầy giáo gọi tên bạn, một khẩu hiệu quen thuộc, một bài ca do chính bạn hát hoặc một ai đó hát.
C = Cảm giác nhận thức về những cảm giác trên cơ thể - nhiệt độ, áp lực, chuyển động - hoặc cảm xúc - sợ hãi, giận dữ, phấn khích.
An = Âm thanh nội tại (ngôn từ): “Có thể anh ấy thích tôi,” “Tôi chưa đủ giỏi,” “Không biết họ đang nói gì về tôi.”
Đồng tử giãn nở: người này đang hình dung, tưởng tượng.
người thuận tay phải. Những người thuận tay trái thường ngược lại, đảo nghịch vị trí của những “biểu hiện đặc trưng” trên.
Bằng việc quan sát mắt người đối diện, bạn có thể đọc được tâm trí của người đó: không phải họ nghĩ gì mà họ là đang nghĩ như thế nào. Điều chỉnh ngôn ngữ của bạn theo quan sát này, và bạn có thể hướng một người từ trạng thái tư duy không hiệu quả sang trạng thái hiệu quả hơn. Bởi thường người ta hoàn toàn không ý thức về xu hướng bản thân, thế nên bạn xuất hiện như một người có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác, chỉ nhờ dựa vào những dấu hiệu bạn nhận được. “Anh cứ như đi guốc trong bụng tôi vậy”, họ sẽ nói một cách đầy ngạc nhiên và hài lòng vì tìm được một người hiểu được mình.
Nếu bạn nói chuyện với người khác theo cách mà họ tự nói chuyện với chính mình, bạn sẽ được lắng nghe, tin tưởng và chắc chắn là được tôn trọng.
Nhưng khi hai người dùng những hệ thống biểu hiện khác nhau - ngôn ngữ khác nhau - người này sẽ cảm thấy người kia trái ngược mình hoặc không chịu lắng nghe hoặc chú ý đến mình. Có thể là không cố ý nhưng một trong hai người hoặc cả hai sẽ có cảm giác họ lỗi nhịp với nhau, không ai hiểu ai, mỗi người một tần số.
Việc xác định được tại sao người khác nói như vậy, họ sử dụng bộ lọc nào để nhận thức về thế giới, chính là cơ sở tạo sự kết nối, cảm giác tin tưởng và thấu hiểu lẫn nhau.
BÀI TẬP GIAO TIẾP
1. Chọn một người quan trọng đối với bạn.
2. Nói chuyện với người ấy và quan sát chuyển động mắt của họ. 3. Lưu ý chuyển động nào mà người đó làm nhiều nhất.
4. Hãy hỏi về điều đó.
• “Bạn đang thấy hoặc tưởng tượng về điều gì?” • “Bạn đang nói gì với chính mình?”
• “Bạn đang cảm thấy ra sao?”
CHƯƠNG 8