MỘT CON MÈO KHÔNG ĐUỔI BẮT MỘT CON CHUỘT.

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 117 - 121)

Mục Tiêu Dưới Dạng Khẳng Định

MỘT CON MÈO KHÔNG ĐUỔI BẮT MỘT CON CHUỘT.

Cách duy nhất để làm điều đó là nghĩ về một con mèo đang đuổi theo một con chuột và sau đó gạch chéo một đường qua hình ảnh bạn thấy.

Nó cũng giống như tấm bảng cấm đậu xe với hình vẽ một chiếc xe đang đậu cùng một đường gạch chéo thật đậm chồng lên cái xe ấy. Hoặc tấm bảng KHÔNG HÚT THUỐC hoặc KHÔNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN: tất cả đều thể hiện một hình ảnh bị xóa bỏ - như thể bạn phải gạch bỏ một hình ảnh vẫn còn in trên võng mạc.

Não bộ của chúng ta không thể ghi nhận bất cứ điều gì ở dạng phủ định. Nếu tôi bảo bạn không được nghĩ về điều gì thì đầu tiên bạn sẽ nghĩ về nó rồi mới xóa hoặc phủ lấp nó đi.

Một mục tiêu thành công phụ thuộc vào việc bạn ghi nhận những thông tin mang tính khẳng định. Hãy nghĩ về những điều chúng ta muốn tâm trí mình hướng đến mục tiêu. Chúng ta hình dung về nó (hình ảnh), tự nhủ rằng mình có thể làm được (âm thanh), cảm nhận như thể mình đã đạt được điều đó (cảm giác). Chỉ khi ấy chúng ta mới có động lực thực hiện. Nếu bạn không thể nghĩ về nó (tưởng tượng), bạn sẽ không thể nào đạt được nó.

Tuy vậy, đôi khi chúng ta phải thông qua cái phủ định để đến được cái khẳng định. Những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ vị thành niên, có thể cảm thấy bị áp đảo bởi quá nhiều cơ hội mở ra trong đời và sẽ khăng khăng dùng thể phủ định như một cách loại trừ bớt những khả năng dư thừa: “Tôi không muốn cái này; tôi cũng chẳng muốn cái kia.” Và tất cả chúng ta, dù ở độ tuổi nào, thỉnh thoảng cũng chú ý vào những gì mình không muốn, không thích, những gì mình muốn tránh. (Trong lĩnh vực chính trị, việc phản đối điều bạn cho là sai trái cũng quan trọng không kém việc đứng lên bảo vệ điều bạn tin là đúng.)

Điểm khởi đầu như thế là ổn, miễn là bạn vẫn luôn ý thức được mình đang ở thể phủ định. (Hoặc khi bạn giúp người khác xác định mục tiêu, hãy luôn nhớ rằng những gì bạn nghe là điều người ấy không muốn). Sau đó, bước tiếp theo bạn phải tìm ra điều mà bạn hoặc người ấy muốn thay vào đó. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đặt ra những câu hỏi tránh né (đề cập đến những cái không muốn) sau đó tiếp cận dần dần đến cái mong muốn.

Khi bạn tìm kiếm Mục Tiêu Thông Minh với một ai đó, hãy bắt đầu bằng cách diễn đạt lại ý của họ để đảm bảo mình hiểu rõ ý họ muốn nói trong quá trình giao tiếp. Bạn cần hiểu rõ những gì không mong muốn, để hướng họ tập trung vào những gì họ muốn. Sau đó, bạn bắt đầu hỏi về điều họ muốn, đồng điệu với họ và dẫn dắt họ đi đến một mục

tiêu xác định.

Hãy xem một trò chuyện gần đây của tôi với Laura (tên nhân vật đã được đổi), giáo viên sinh học khoảng hơn năm mươi tuổi, sống một mình ở Manhattan và năm nào bà cũng gặp cùng một vấn đề.

Laura: Kỳ nghỉ xuân đang đến gần mà tôi thì không biết làm gì với nó. Tôi không

muốn ru rú ở nhà nữa; tôi chẳng biết làm gì suốt kỳ nghỉ. Tôi không muốn loanh quanh trong thành phố này; trời vừa lạnh vừa buồn. Tôi không muốn tiêu quá nhiều tiền. Tôi không muốn đi chơi một mình.

Anné: Được rồi, vậy là chị không muốn trải qua kỳ nghỉ trong thành phố và ở lì

trong căn hộ của mình, chị không muốn bị lạnh, chị không thích phải tiêu quá nhiều tiền và chị không muốn đi đâu đó một mình.

Laura: Đúng thế.

Anné: Tất cả những điều này là những gì chị không muốn.

Laura: Năm nào cũng vậy, chẳng có gì khác. Đó là lý do tại sao rốt cuộc tôi lại ngồi

nhà.

Đến đây chúng ta đã hình dung khá rõ điều mà Laura không muốn. Bây giờ tôi cố gắng hướng bà đến việc tìm ra mục tiêu mà bà mong muốn, những gì bà có thể bày tỏ dưới dạng khẳng định.

Anné: Lần này, chị hãy nói ra điều mình muốn được không? Thay vì sợ bị lạnh,

loanh quanh trong căn hộ một mình, tiêu nhiều tiền, thế chị thích làm gì?

Laura: Chà... (cười có vẻ hiểu chuyện) tôi cho là tôi muốn điều ngược lại. Tôi thích

ở một nơi dễ thương, ấm áp với nhiều người mà tôi quen biết - hoặc có thể tôi có dịp gặp họ - chị biết đấy, đó là những người kết nối được với tôi, có thể là những người yêu quý tôi, những nguời quan tâm đến sinh học? Hoặc loài ếch chẳng hạn. Tôi thích ếch lắm, chị biết đấy.

Bây giờ chúng ta đang bước đầu giúp Laura xác định một mục tiêu cụ thể. Nó vẫn còn mơ hồ nhưng dần dần nó sẽ trở thành một điều nằm trong khả năng kiểm soát của bà, nhưng lúc này, ta chỉ cần làm cho nó trở nên rõ ràng hơn. Để chắc chắn là mình hiểu đúng, tôi diễn đạt lại ý của bà:

Anné: Vậy là chị muốn ở một nơi ấm áp, ấm hơn thành phố này. Nơi có những

đến loài ếch.

Laura: Nghe chị nói như thế, tôi chợt nhận ra - nếu tôi không bị mắc kẹt ở thành

phố này, tôi sẽ không bận tâm đến việc ở một mình đâu. Trong rừng, với muông thú, tôi không quan tâm việc tôi chỉ có một mình. Chính cuộc sống thành thị đã khiến tôi phiền muộn.

Anné: Chị có thể cân nhắc đến việc đi đến một nơi nào đó không quá xa, không cần

đi bằng máy bay. Chị có thể lái xe đến đó hoặc bắt xe buýt: một nơi ấm áp hơn New York. Có thể chị tìm đến nơi tổ chức hội nghị sinh học hoặc - tại sao không nhỉ - có thể là hội thảo về loài ếch. Đôi khi các hiệp hội động vật đáng tin về các buổi họp mặt hoặc những cuộc thám hiểm mà chị có thể tham gia. Hoặc như chị nói, nếu chị không ở trong thành phố, biết đâu chị sẽ không bận tâm đến việc đi một mình. Điều này có gợi cho chị bất cứ ý nghĩ nào về việc mà chị muốn làm trong kỳ nghỉ không?

Laura: Có. (Mặt tươi hẳn lên) Tôi nghĩ là tôi thích... Phải. Tôi nghĩ về những con

ếch. Tôi muốn quan sát chúng. Có thể là ở Evergrades chăng?...

Annè: Tôi chắc chắn người ta có tổ chức chương trình ở đấy, thuyết trình hoặc chiếu

phim vào buổi tối. Nó có thể gợi cho chị vài ý tưởng hay ho.

Laura: (vẫn đăm chiêu, theo đuổi dòng suy nghĩ của riêng mình) Ở một mình tại

Evergrades cũng đâu đến nỗi tệ, đúng không? Bởi có nhiều người sống quanh khu đó, bảo vệ công viên nữa.

Những gì xảy ra là Laura chuyển từ việc suy nghĩ về những điều bà không muốn sang điều mà bà thích làm. Đó chính là chuyển đổi về mặt định hướng. Bà không còn nghĩ về những khía cạnh phủ định, những gì mà bà muốn tránh né hoặc rũ bỏ; bây giờ bà nghĩ về điều mà bà muốn làm cho bản thân. Bà nghĩ về việc đạt được mục tiêu thay vì những trở ngại hoặc khó khăn.

Dạng câu hỏi mà bạn đặt ra cho mình (hoặc cho người khác) đưa bạn đến một quan điểm cụ thể, hoặc xu hướng trong suy nghĩ, tập trung vào khó khăn hoặc kết quả. Nói như vậy không có nghĩa dạng câu hỏi này sẽ mang lại thành công; nó chỉ đơn thuần định hướng cho những suy nghĩ của bạn (hoặc của người khác); nó đưa bạn đi đúng con đường dẫn bạn đến điểm cuối là thành công.

Đây là danh sách một số từ thông dụng liên quan đến việc định hướng. Hãy dùng chúng trong việc đồng điệu và dẫn dắt người khác, hoặc để nhận ra định hướng của mình trong suy nghĩ và giúp bạn hướng những suy nghĩ của mình đến kết quả và thành công.

Thay vì tránh né điều mình không muốn, Laura bắt đầu hướng về những gì mình muốn; đó là bước đầu tiên trong việc xác định mục tiêu thông minh của bà.

Một phần của tài liệu Phát huy tiềm năng cùng NPL Tập 1 - Mindworks - An Introduction To NLP (Trang 117 - 121)