Địa danh gắn với việc giới thiệu đặc tính miền đất xứ Nghệ:

Một phần của tài liệu Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 75 - 79)

Ta biết, Nghệ Tĩnh là nơi có địa hình phong phú đa dạng. Hầu nh mỗi một nơi đều có điều kiện tự nhiên khác nhau: có vùng đất khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn sỏi đá ảnh hởng nhiều đến đời sống sản xuất cũng nh đời sống xã hội của c dân nông nghiệp, song cũng lại có những vùng đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho công việc nhà nông... Những đặc tính riêng này đã đợc thơ ca dân gian phản ánh một cách khả đầy đủ gắn liền với những địa danh cụ thể.

a. Địa danh gắn với sự khó khăn của địa phơng.

Trớc hết, chúng ta tìm hiểu về một số địa danh gắn với việc giới thiệu sự khó khăn, vất vả của vùng đất. Loại địa danh này xuất hiện khá nhiều trong thơ ca dân

gian Xứ Nghệ. Ta biết văn học phản ánh hiện thực do vậy mà những khó khăn vất vả của cuộc sống con ngời nơi nhiều miền quê Nghệ Tĩnh đã đợc phản ánh một cách khá đầy đủ.

Cuộc sống của nhân dân Nghệ Tĩnh rất khó khăn, vất vả. Trớc đây nói đến Nghệ Tĩnh là ngời ta nghĩ đến sự nghèo khổ, bần hàn - mảnh đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi". Đó là sự khốn khó chung của cả vùng song trong nội bộ từng địa danh lại có sự vất vả riêng, rất đặc trng bởi điều kiện tự nhiên của bản thân nó. Có vùng khó khăn vì đặc trng vùng đất chiêm trũng quanh năm nớc úng ngập mặn, các loại cây lơng thực khó thích nghi nên nhân dân thờng đói khổ. Vì thế, thơ ca dân gian đã đề cập đến một số nơi với những câu ca nh:

"Ai về Dị Nậu làm chi

Đồng Nậy nớc mặn, đồng Si khó cày"

Địa danh Dị Nậu thuộc xã Quỳnh Dị, Quỳnh Lu. Trớc kia, đây là một vùng đất xấu, dân nghèo, nông dân lao động vất vả nặng nhọc.

Hoặc: - "Em về Hậu Luật làm chi Đồng chua nớc mặn lấy gì làm ăn"

- "Ai muốn ăn lác ăn nan

Thì sang Hậu Luật mà lăn xuống đồng" - "Hậu luật là đất đồng chiêm Lấy dao bổ củi lấy liềm bổ cau"

- "Em về Hậu Luật làm chi Nớc uống thì đục, đờng đi thì lầy"

Địa danh Hậu Luật thuộc xã Diễn Bình (Diễn Châu) cũng một vùng chiêm trũng, khó bề làm ăn. Cuộc sống nhân dân ở đây quanh năm cơ cực vất vả. Do vậy, mà thơ ca dân gian viết về nó khá nhiều thể hiện sự nghèo đói của bà con nơi đây.

Cái đói, cái rét, sự thiếu thốn luôn luôn rình rập và đe doạ sự sống của ngời dân xứ Nghệ nói chung và một số địa bàn nói riêng. ở xứ Nghệ, một số nơi lúc mùa giáp hạt phải ăn cháo thay cơm để tồn tại qua ngày.

"Ai về Đào Hạnh thì về Tháng t giáp hạt bê khê cháo hồ"

Đào Hạnh tức làng Hạnh Lâm ở Diễn Quảng, Diễn Châu. Đây là một vùng nghèo khó, cuộc sống của ngời dân luôn thiếu thốn.

Đối với bà con vùng đất nhiễm mặn, chiêm trũng thì các hiện tợng thiên nhiên nh: ma, lũ ... luôn là điều đáng ngại bởi nó sẽ phá hoại mùa màng. Nhiều khi bà con nông dân lo sợ thiên tai đến hao mòn sức khoẻ. Họ đã từng khuyên nhau:

"Chớ về Yên Sở cồn Ngô

Nghe ba tiếng sấm thân khô mình gầy"

Địa danh Yên Sở, cồn Ngô nay thuộc xã Diễn Đồng (Diễn Châu), nơi có cánh đồng trũng. Nhân dân ở đây khi nghe tiếng sấm là sợ ma lụt. Có thể nói họ rất mất ăn mất ngủ bởi hiện tợng thiên nhiên này .

Ngoài sự vất vả của ngời dân vùng chiêm trũng thì thơ ca dân gian cho ta biết đến nhiều sự vất vả khác của nhân dân Nghệ Tĩnh: sự thiếu thốn về chất đốt, nạn sốt rét, sự chết chóc của một số bà con vùng rừng thiêng nớc độc ... Chẳng hạn bà con xứ Nghệ thờng khuyên nhau:

"Muôn vàn chớ lấy Hoàng Tràng Hắn bắt đi núi thì vàng mắt ra"

Hoàng Tràng là một tổng của Diễn Châu ngày trớc, nay gồm các xã Diễn Tr- ờng, Diễn Hoàng, Diễn Mỹ, Diễn Hùng... Các xã này đều ở vùng biển xa núi rừng nên hiếm chất đốt. Sự kiếm chất đốt rất vất vả, gian nan. Việc thiếu ăn dờng nh là lẽ thờng tình của c dân nông nghiệp song thiếu chất đốt thì thật đặc biệt, chỉ có thể xảy ra ở một số vùng đất xa núi non.

Thơ ca dân gian còn đề cập đến nhiều vùng đất vất vả khác nh: vùng Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn) rừng thiêng nớc độc, lắm thú dữ, ai đến đó có đi mà không trở về.

"Phủ Quỳ đi về không

Mồ xanh vợ để tang chồng là đây"

Hay vùng kẻ Mơ (Thanh Mai, Thanh Chơng) gần núi, đồng hẹp, cuộc sống nhân dân vất vả, cơ hàn; vùng Đại Định (thuộc xã Bình Dơng, Thanh Chơng) nơi có nhiều ngời đỗ đạt nhng vẫn cần kiệm, khó khăn; vùng Nho Lâm có nghề lò hung, công việc lấy than lấy quánh (quặng) rất nặng nhọc... . Rất nhiều địa danh nữa đợc đề cập đến trong thơ ca dân gian thể hiện sự khốn khó, nghèo đói rất đặc trng của

vùng đất xứ Nghệ. Tuy nhiên, sự khốn khó thờng chỉ xảy ra ở những vùng đất đồng quê chiêm trũng, nơi núi non hiểm trở nớc độc rừng thiêng. Và với những điều kiện địa lý tự nhiên nh thế nên cuộc sống con ngời khó khăn, vất vả cũng là điều dễ hiểu .

b. Địa danh gắn với điều kiện thuận lợi, sự giàu có, trù phú của địa phơng.

Trái lại, bên cạnh sự khó khăn, vất vả của một số vùng đất của Nghệ Tĩnh, thơ ca dân gian còn đa ta đến với những miền đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho công việc nuôi trồng và sinh hoạt của nhân dân. Một số địa danh đợc nhắc đến trong thơ ca dân gian nh một vùng trù mật , kiểu nh:

"Ai về Cẩm Thái mà coi

Lắm ngô, lắm sắn, lắm khoai, lắm bù"

Địa danh Cẩm Thái thuộc xã Bình Dơng (Thanh Chơng). Nơi đây có một bãi nổi khá rộng ở bên sông Lam, nhân dân trồng các loại cây lơng thực rất xanh tốt đợc mùa.

Hoặc: "Yên Phúc lắm thóc nhiều khoai Lắm hàng buôn bán ai ai cũng giàu"

Địa danh Yên Phúc thuộc xã Thanh Đồng, nay thuộc thị trấn Thanh Chơng. Đây là vùng đất trù phú, cuộc sống của nhân dân khá sung túc. Cũng có những địa danh đợc kể đến nh là biểu tợng của sự giàu có. Ví dụ:

"Ai về Đức Thọ quê tôi

Nớc trong gạo trắng nhiều nghề làm ăn"

Đức Thọ bên dòng sông La, nhiều làng làm nghề thủ công hơn cả các huyện khác của Hà Tĩnh do vậy mà cuộc sống của họ cũng giàu có hơn.

Một số vùng đất của xứ Nghệ đã trở thành "miền đất hứa" cho bao ngời, bao vùng miền khác cũng đã đi vào thơ ca, chẳng hạn:

"Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành"

Địa danh Đông Thành tức huyện Yên Thành ngày nay. (Ngày trớc gồm cả Diễn Châu). Dân nghèo một số vùng ở Hà Tĩnh nh Thạch Hà, Can Lộc trớc đây mỗi lần đói kém thờng kéo nhau ra Đông Thành để kiếm việc làm vì Đông Thành đợc coi

là Nông Cống của Thanh Hoá - một vùng đất phì nhiêu, cuộc sống nhân dân khá giàu có. (Tất nhiên ngày nay đã khác).

Thơ ca dân gian còn đa ta đến với khá nhiều vùng đất trù phú khác nhau nh: vùng Sa Nam (Nam Đàn) tấp nập cảnh mua bán, giàu có; vùng Nhợng Bạn (Cẩm Xuyên) giàu lúa gạo, nhiều cá; vùng Thanh Quả (hữu ngạn sông Lam) lúa tốt, phì nhiêu; vùng Quan Nội (Thịnh Sơn, Đô Lơng) lắm tiền, nhiều gạo, cuộc sống no đủ...

Bên cạnh việc giới thiệu sự giàu có, cuộc sống sung túc của một số địa danh thì thơ ca dân gian còn ngợi ca cảnh đẹp gắn với những tên đất cụ thể. Chẳng hạn địa danh Văn Thai thuộc xã Sơn Hải huyện Quỳnh Lu đợc mô tả với cảnh sống nhộn nhịp tng bừng và đầy thơ mộng:

"Đâu vui bằng đất Văn Thai Trên thì đờng cái dới hai dãy thuyền"

Và sự ngợi ca thờng đi đôi với việc mô tả cảnh đẹp. Điều đó đợc chứng minh thêm bởi văn bản ca dao sau:

"Ngẫm xem phong cảnh Ngọc Đoài Gò kia bãi nọ trong ngoài đẹp thay

Bốn bề bốn giếng đá xây

Gò Ba chính giữa có cây đa chín chồi"

Ngọc Đoài là một địa danh thuộc xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lu). Đây là nơi có cảnh đẹp nổi tiếng của xứ Nghệ.

Qua việc tìm hiểu một số câu ca khá tiêu biểu trên, chúng ta thấy thơ ca dân gian xứ Nghệ đã phản ánh đợc một cách chân thực và tơng đối đầy đủ những nét đặc trng của vùng đất xứ Nghệ: có khó khăn, vất vả nhng cũng có sự trù phú, thanh bình... giống nh đặc trng của bao vùng quê khác trên đất nớc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w