1. Về cấu tạo.
1.1.1. Danh từ chung (Thành tố A)
a. Trong địa danh tiếng Việt, danh từ chung (A) thờng đứng trớc tên riêng (B). Ví dụ: sông Lam, núi Hồng Lĩnh, chùa Nam Chinh..
Qua khảo sát, danh từ chung trong địa danh Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Nó vừa có ý nghĩa về mặt hình thức - tạo nên chỉnh thể của địa danh, lại vừa có ý nghĩa về mặt nội dung - xác định loại hình của đối tợng đợc gọi tên.
b. Trong hệ thống địa danh xuất hiện trong thơ ca dân gian xứ Nghệ, về mặt cấu tạo của thành tố A, có tất cả 49 danh từ chung một âm tiết (không kể tên đất tổng hợp, chiếm 100% số lợng loại hình). Đây là một trờng hợp rất đặc biệt bởi trong thực tế, rất nhiều địa danh có thành tố A là đơn vị nhiều âm tiết song địa danh đợc vận dụng vào thơ ca lại có thành tố A rất ngắn gọn.
Địa danh trong thơ ca dân gian, cũng nh địa danh trong cả nớc, có xuất hiện hiện tợng chuyển hoá và thờng thấy ở dạng địa danh c trú - công trình xây dựng - tự nhiên. Ví dụ: làng Gành - chùa Gành, sông Bùng - cầu Bùng, sông Si, chợ Si...
Ngoài ra, địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ còn xuất hiện kiểu kết cấu "bào thai" (bao hàm), có nghĩa là: một yếu tố vốn là A trở thành một bộ phận của B - nghĩa là A có thể đợc "riêng hoá" - để rồi B vốn là thành tố hạn định, đến lợt mình, B lại có khả năng tiềm tàng kết cấu nội bộ riêng, trở thành một nhóm danh từ có bộ phận hạn định, kiểu A - B (B1 - B2...). Kiểu cấu tạo bao hàm này chỉ chiếm số lợng không nhiều trong địa danh thơ ca dân gian xứ Nghệ. Ta có thể dựng mô hình về kiểu kết cấu này nh sau:
A B
Danh từ chung Thành tố chung + Thành tố hạn định B1 B2
Ví dụ: làng Chợ Rạng A B1 B2 truông Chợ Mới A B1 B2 Đồn Chợ Củi... A B1 B2 ...
Trong địa danh, thờng thì thành tố chung (A) thuộc nhóm loại hình nào mà xuất hiện với tần số cao thì nó sẽ phản ánh đợc đặc điểm của vùng đất đó. Địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ cũng vậy, chúng cũng phần nào nói lên đợc nét nổi trội của vùng phơng ngữ, văn hoá này. Cụ thể các địa danh có số lợng nhiều nh: chợ xuất hiện 66 tên gọi khác nhau, làng 31 tên gọi, kẻ 31 tên gọi, và đặc biệt là tên đất tổng hợp (bao gồm thôn, xóm, làng, xã, huyện) có đến 201 địa danh. Điều đó nói lên rằng đây là một vùng đất có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hoá lâu đời - truyền thống văn hoá làng xã.
Nh vậy, từ những điều nêu trên, chúng tôi có một vài nhận xét sơ lợc về danh từ chung (A) của địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ nh sau:
- Số lợng không nhiều lắm (49 đơn vị và có 1 đơn vị đợc xếp vào tên tổng hợp) nhng phản ánh rõ nét, thực chất đặc điểm địa lý tự nhiên - c trú hành chính, xã hội nhân văn của mảnh đất này (27 danh từ chung chỉ đối tợng tự nhiên =54%, 12 danh từ chung chỉ đơn vị c trú hành chính =26%; 7 danh từ chung chỉ công trình xây dựng = 14%, 3 danh từ chung chỉ các công trình văn hoá tín ngỡng = 6%).
- Thành tố chung ở đây đều là đơn tiết, chúng có thể dễ dàng trở thành tiêng riêng (B) hoặc một bộ phận của tên riêng. Ví dụ:
Chợ Nầm thành bến Chợ Nầm Cầu Tràng thành xóm Cầu Tràng
Tuy nhiên, sự chuyển hoá thành tố chung A trở thành bộ phận trong phức thể nhỏ của B không nhiều, và nếu có thì thờng chuyển đổi nguyên khối của cấu trúc phức thể A + B. Ví dụ:
Chợ Mới (A + B) thành truông Chợ Mới (A + B1B2)
Ta biết danh từ chung chỉ các đối tợng địa lý nằm trong vốn từ tiếng Việt toàn dân. Song mỗi địa phơng lại có những đặc điểm lịch sử, văn hoá khác nhau, phơng ngữ cũng khác nhau, do vậy, mà vốn từ chỉ các đối tợng này ở mỗi nơi cũng không nh nhau. ở Nghệ Tĩnh, trong cấu tạo địa danh xuất hiện nhiều yếu tố thuộc vị trí A khác hơn nhiều so với vùng phơng ngữ khác (đặc biệt địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ ). Nếu nh địa danh Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm nổi rõ rất dễ nhận thấy, đó là sự xuất hiện của hàng loạt thành tố chung nh: "gò"( gò Gô, gò Vấp, gò Quao...), "cái" (cái Răng, cái Mơn, cái Sắn...) - (Lê Trung Hoa, 1991), hoặc trong địa danh Hải Phòng, bộ phận chuyển hoá mạnh nhất là danh từ chung chỉ đối tợng vùng biển và giáp ranh: hòn Bãi Cát Dài, vịnh Bù Lâu Ngoài, vịnh Cái So Tây (Nguyễn Kiên Trờng, 1996) thì địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ lại có phần khác hơn. Cụ thể ở vị trí A địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ có sự thay thế nh : "động" (hoặc đôộng), "rú", thay cho "núi". Chẳng hạn:
"Nhất cao là động Mồng Gà Thứ nhì động Huyệt, thứ ba động Thờ".
"động Mồng Gà", "động Huyệt", "động Thờ", ở đây đều là những tên núi đều thuộc huyện Yên Thành (động là một phơng ngữ của xứ Nghệ).
Hoặc những danh từ chung nh "kẻ", "kỵ", "nậu", "vạn" đều là những yếu tố chỉ nơi c trú tơng đơng với một làng, hoặc một xóm. Đây là những tên gọi rất cổ, xuất hiện từ thời xa xa., cha ông ta thờng sử dụng chúng để chỉ nơi c trú của con ngời. Ví dụ:
"Em về nậu Mỹ mà coi
Tìm lên khe áp mà soi ná (nứa) về" (Nậu Mỹ là xóm Mỹ thuộc Thanh Mỹ- Thanh Chơng).
Hay nói đến "Núi đá vôi" ngời Nghệ thay cho khái niệm đó bằng yếu tố "lèn". Lèn Hai Vai ở xã Diễn Minh - Diễn Châu là nh thế.
Ngoài ra, trong thơ ca dân gian xứ Nghệ xuất hiện rất nhiều những tên gọi không có thành tố A. Chẳng hạn: Tràng Sơn., Minh Sơn, Thanh Quả... Tuy không có
thành tố A đứng trớc nhng chúng ta vẫn có thể nhận thấy nó thuộc loại địa danh nào (địa danh xã hội, hay địa danh tự nhiên) chủ yếu thông qua các chú giải hoặc nhiều khi qua suy đoán, suy luận. Loại địa danh này xuất hiện với tần số cao, dày đặc trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.
Nh vậy, trong cấu tạo địa danh xét ở thành tố A, thì địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ, ngoài những nét chung nh cách định danh của cả nớc còn mang những nét riêng, rất "Nghệ Tĩnh".
♦Tuy nhiên, để nghiên cứu bộ phận tên riêng của địa danh ( tức thành tố B ) thì trớc hết, chúng ta cần nắm vững khái niệm địa lý tự nhiên hoặc nhân văn đợc thể hiện qua những danh từ chung mang tính địa phơng.
* Danh từ chung chỉ các đối tợng địa lý tự nhiên. Hầu hết các danh từ chung chỉ loại này đều là những từ quen thuộc thờng dùng nh: sông, núi, lạch, kênh, vũng, cửa, khe, gò, bãi, đồi... Tuy nhiên cũng có một số danh từ rất phổ biến hoặc nó biểu thị đặc điểm địa lý của Nghệ Tĩnh. Chẳng hạn:
- Bàu: (theo "Từ điển tiếng Việt", 1992) là chỗ đất trũng sâu, chứa nớc thờng ở ngoài đồng. Ví dụ: bàu Đầm, bàu Nậy...
- Hòn: (có hai nghĩa) 1. Từ dùng để chỉ từng đơn vị những vật nhỏ hình khối gọn, thờng là hình tròn.
2. Là từ dùng để chỉ từng đơn vị nh núi, đảo đứng riêng một mình.
Nh vậy, ở đây danh từ chung này đợc xác định theo nghĩa thứ 2. Ví dụ: hòn Thè, hòn Chà...
- Rú, động (phơng ngữ): đều đợc dùng nh núi. Ví dụ: rú Mụa, rú Xớc, động Nong, động Thờ...
- Cồn: đối tợng địa lý nhô lên trên mặt nớc, phân bố vùng sông nớc hoặc ven biển. Ví dụ: cồn Ao, cồn Luông, cồn Dinh...
- Truông (phơng ngữ): là vùng đất sâu hoang vắng, cây cối rậm rạp hai bên là núi. Ví dụ: "Khi mô cho đến truông Dùng
Cho qua truông Rạng cho cùng truông Si"
- Đèo: chỗ thấp và dễ vợt qua nhất trên đờng giao thông đi qua các đỉnh núi. Ví dụ: đèo Ba Xanh.
- Eo: chỗ thắt lại dần ở giữa nh eo đất, eo biển. Ví dụ: eo Len, éo Lói. - Rộc (phơng ngữ ): ruộng sâu (vùng ven biển). Ví dụ: rộc Mỹ Tú, rộc Đình.. - Thung (phơng ngữ): khu ruộng nớc sâu và lầy. Ví dụ: thung Vít.
- Hốc: chỗ lõm ăn sâu vào trong thân cây, vách đá... hoặc đào sâu xuống đất. Ví dụ: hốc Động Chùa.
- Vực: chỗ nớc sâu nhất trong sông, hồ, hoặc biển.Ví dụ: vực Cung.
- Hói: nhánh sông con nhỏ, hẹp, hình thành tự nhiên hoặc đợc đào để dẫn nớc hoặc là khoảng đất hình thành do nớc biển xoáy mạnh ăn sâu vào đất liền.
Ví dụ: hói Công.
- Lèn (phơng ngữ): chỉ núi đá vôi. Ví dụ: lèn Hai Vai, lèn Trung Phờng * Danh từ chung chỉ đỗi tợng địa lý nhân văn là nơi c trú hành chính:
Trong nhóm danh từ chung này, ngoài những yếu tố mang tính phổ biến nh: thôn, làng, tổng, huyện... thì còn có các danh từ chung mang sắc thái riêng của xứ Nghệ - những từ cổ nh: nậu, kỵ, kẻ.
- Vạn (phơng ngữ): làng của những ngời đánh cá làm nghề trên sông. Ví dụ: vạn Phố, vạn Nầm..
- Nậu (từ cổ): đợc dùng tơng đơng nh xóm. Ví dụ: nậu Mỹ.
- Kẻ (từ cũ - thờng dùng trớc một địa danh): đơn vị dân c, thờng là nơi có chợ búa. Ví dụ: kẻ Dặm, kẻ Mơ, kẻ Mọ...
- Kỵ (từ cổ): đợc dùng tơng đơng nh làng. Ví dụ: kỵ Sụm, kỵ Vích, kỵ Vạn...
* Địa danh chỉ các công trình văn hoá và công trình xây dựng: hầu nh những danh từ chung trong các loại này đều rất thông dụng, dễ hiểu, không mang tính ph- ơng ngữ nên chúng ta không cần đi sâu giải thích.
Trên đây là những từ thuộc ngôn ngữ địa phơng xứ Nghệ đã đợc chúng tôi lý giải một cách cụ thể - điều đó sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu thành tố B của địa danh .
1.1.2. Tên riêng (thành tố B) .
a.Tên riêng là thành phần quan trong trong cấu tạo địa danh, có chức năng cá thể hoá và khu biệt đối tợng trong địa danh tiếng Việt nói chung và địa danh trong
thơ ca dân gian xứ Nghệ nói riêng. Tên riêng thờng đứng sau danh từ chỉ loại hình (thành tố A) và đợc viết bằng chữ in hoa theo quy ớc chung. Chẳng hạn: làng Yên Nghĩa, rú Hạ Hồng, đồi Hng Nghĩa...
Tuy nhiên, do xuất hiện phù hợp trong ngữ cảnh và cũng nh đặc tính của văn học (nh đã nói) nên nhiều khi địa danh trong thơ ca dân gian chỉ có thành tố B mà không có yếu tố loại hình A (Ví dụ: Cát Ngạn, Phù Long, Bùi Ngoạ, Xuân Lâm...), hoặc nếu có thì cũng xuất hiện dới dạng từ Hán Việt quan việc chiết tự, giải nghĩa từ. Ví dụ: Lam Giang tức sông Lam, Mai Giang tức sông Mai, Đoài Giang tức sông Đoài, hay Chung Sơn tức núi Chung, ng Sơn tức núi Ng (Hòn Ng).. Nh vậy các yếu tố "Giang", "Sơn", ở đây theo nghĩa Hán thì đều là những danh từ chung chỉ loại hình.
b. Cấu tạo (của B)
Trong phức thể cấu tạo của B đối với địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ thì có nhiều thể loại khác nhau, khá phong phú (có loại một âm tiết, có loại hai, có loại ba âm tiết). Loại có tên riêng tối đa là ba âm tiết không nhiều - thậm chí hiếm hoi. Chẳng hạn: giếng Hơng Phú Đa, hòn Xanh Bắc Cầu... Loại phổ biến nhất là loại địa danh có B là hai âm tiết, chủ yếu xuất hiện ở địa danh c trú - hành chính ở một số công trình xây dựng. Ví dụ: làng Yên Nghĩa, làng Văn Thai, bến Cầu Tràng, bến Yên Phúc, giếng Đông Hơng...
Ngoài ra, loại địa danh có B là một âm tiết cũng khá nhiều, xuất hiện chủ yếu ở loại địa danh địa lý tự nhiên hoặc công trình xây dựng. Ví dụ: rú Gám, rú Xớc, động Nong, động Thờ, chợ Mơ, chợ Mới, cầu Cấm, cầu Đao...
Mặt khác, trong cách đặt tên ở thành tố B cũng sử dụng nhiều yếu tố mang đậm tính phơng ngữ. Chẳng hạn: việc chuyển dấu ngã thành dấu nặng ("chợ Mõ" thành "chợ Mọ"); hay dùng từ địa phơng trong định danh (Ví dụ: rú Đọi, chợ Trù...)
b.1 Cấu tạo đơn (của B).
Theo thống kê của chúng tôi thì thành tố B cấu tạo đơn chiếm đến ≈ 54,4% trong tổng số địa danh. Cấu tạo đơn chủ yếu xuất hiện ở loại địa danh thuần Việt. Thành tố B của địa danh trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, khi là từ đơn, thờng gặp các từ loại sau:
. Động từ: hòn Câu, rú Dồi, chợ Đón... . Tính từ: đồng Nậy, sông Lam, hòn Xanh... . Đại từ: rú Kia, đồng Quan, chợ Quan... . Số từ: cồn Đôi, cồn Trăm, chợ Vạn, gò Ba...
Đặc biệt, thành tố B đơn tiết ở đây nhiều khi cũng có những vị từ khó xác định đợc nguồn gốc, ý nghĩa của chúng. Chẳng hạn: hòn Ngụa, rú Nguộc... Điều này cũng cho phép ta khẳng định rằng địa danh xuất hiện trong thơ ca dân gian là những địa danh có nguồn gốc từ lâu đời, chúng tiềm ẩn bao điều lý thú trên những phơng diện: dân tộc - ngôn ngữ - văn hoá.