Dốc 1 dốc Cơn Bạng

Một phần của tài liệu Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 36 - 39)

34 Đình 1 đình Thuỷ Kiều

35 Đèo 1 đèo Ba Xanh

36 Gò 1 gò Ba Chính 37 Hốc 1 hốc Động Chùa 38 Nậu 1 nậu Mỹ 39 Thung 1 thung Vít 40 Phố 1 phố Vinh 41 Vũng 1 vũng Xanh 42 Vực 1 vực Cung

2.3. Nhận xét về địa danh trong ca dao và hát giặm.

- Qua việc thống kê khá chi tiết và cụ thể trên chúng ta thấy địa danh trong thơ ca dân gian có tần số cao. (Con số 820 lợt địa danh xuất hiện trong ca dao và 333 lợt địa danh xuất hiện trong hát giặm đã chứng minh điều đó). Nhiều khi trong một câu ca, một bài ca nhng có hàng loạt địa danh xuất hiện.

Ví dụ: "Chợ Mơ, chợ Mới, chợ Cầu Em đi không đợc, em sầu tơng t"

Chỉ một câu lục bát nhng có đến ba địa danh xuất hiện: chợ Mơ, chợ Mới, chợ Cầu.

Hoặc: "Giang sơn mi mục là ai

Hôm nay Bộng, Vẹo, mai kia Dù, Sàng"

Thì "Bộng, "Vẹo", "Dù", "Sàng" đều là những tên chợ cụ thể. Rõ ràng địa danh chiếm phần quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ nói chung và trong thơ ca dân gian nói riêng. Nó cũng sẽ là nguồn cứ liệu quan trọng giúp ta tìm hiểu một vùng phơng ngữ - văn hoá đặc sắc.

- Địa danh trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là những địa danh có thật tồn tại trên mảnh đất này. Song có điều, không phải cứ địa danh nào tồn tại trên đất Nghệ cũng đi vào thơ ca mà nó phải là những địa danh tiêu biểu hoặc nó phải gắn với một ngữ cảnh, hoàn cảnh nhất định.

Chẳng hạn: địa danh Kim Liên (Nam Đàn) - quê hơng của Bác Hồ kính yêu và là nơi hội tụ của nhiều tay lỗi lạc trong làng hát ví phờng vải, là địa bàn thờng xuyên diễn ra những cuộc ví phờng vải rạo rực, ân tình nên đã đợc thơ ca dân gian nhắc đến nhiều lần:

"Kim Liên phong cảnh hữu đài

Gió trong Tràng Cát, chớp ngoài Chung Sơn". Hay: "Nhất vui là cảnh Kim Liên

Vui chùa nhờ tợng, tốt sen nhờ hồ"

Hoặc nh vùng đất Đông Thành (huyện Yên Thành ngày nay), trớc đây là nơi đất đai màu mỡ, trù phú, giống nh "miền đất hứa" của nhiều địa phơng khác trong những tháng ngày đói kém, mất mùa.... nên cũng đợc thơ ca đề cập đến nhiều.

Ví dụ: "Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành".

"Ăn mặn uống nớc đỏ da

ở đây không đợc thì ra Đông Thành".

Có khi những địa danh, những miền đất khắc nghiệt khủng khiếp cũng đợc thơ ca dân gian nói đến nhiều bởi nó liên quan đến cuộc sống, đến miếng ăn cái mặc của ngời dân nhiều vùng khác. Chẳng hạn, miền đất Phủ Quỳ, vùng Hiếu (Nghĩa Đàn) là nơi rừng thiêng nớc độc nhng lại lắm cái ăn, lắm rau củ. Vào những năm mất mùa đói kém, nhân dân miền xuôi thờng lên đó tìm rau củ để sống qua ngày đoạn tháng, song nhiều khi phải bỏ xác nơi đây.

- Mặt khác, sự xuất hiện của các loại địa danh trong thơ ca dân gian không nh nhau: có loại ít, loại nhiều. Loại ít thờng là những loại chỉ tiêu biểu cho một khu vực, một miền đất nào đấy chứ không cho cả vùng.( Chẳng hạn các loại địa danh nh: eo, thung, dốc, hốc... là những loại chỉ đặc trng cho địa hình miền núi nên nó xuất hiện ít). Còn loại nhiều thờng là những loại tiêu biểu cho cả vùng đất, là những nơi gắn bó, liên quan mật thiết đến đời sống thờng nhật của con ngời. Chẳng hạn, địa danh chợ xuất hiện nhiều trong thơ ca xứ Nghệ bởi trên đất Hồng Lam này đâu đâu cũng có chợ: từ những miền quê heo hút, hẻo lánh đến những trung tâm đô hội, sầm uất... Hơn nữa "chợ là nơi công cộng, đông ngời đến đó để mua bán, trao đổi hàng hoá" (Hoàng Phê -H.1992) nên đi chợ trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc

sống. Và mỗi buổi chợ, mỗi phiên chợ đều có thể đi vào thơ ca dân gian một cách tự nhiên, sống động.

Hoặc những loại địa danh c trú hành chính của con ngời cũng đợc thơ ca dân gian thờng xuyên đề cập đến nh: làng, kẻ, kỵ... Bởi những loại này luôn liên quan mật thiết đến cuộc sống con ngời - Ai sinh ra lại chẳng gắn với một miền quê, một địa danh cụ thể. Do vậy, ngời ta đa những địa danh đó vào thơ ca nhiều cũng là điều dễ hiểu.

- Đến với địa danh trong thơ ca dân gian, chúng ta đợc tiếp xúc với nhiều tên gọi, nhiều miền đất khác nhau. Mỗi tên gọi đều thể hiện đặc trng văn hoá của vùng phơng ngữ xứ Nghệ. Chẳng hạn, những tên gọi mang sắc thái địa phơng nh: chợ Mọ, chợ Trù, rú Đụn, rú Gám... có tính mộc mạc, giản dị cũng nh đặc tính con ngời nơi đây.

- Điều đặc biệt của địa danh trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là sự xuất hiện nhiều tên gọi không có danh từ chung chỉ loại đứng trớc. Trong ngôn ngữ đời thờng, các địa danh luôn phải đầy đủ các thành phần thì mới đem lại hiệu quả giao tiếp. Song trong thơ ca dân gian việc khuyết các danh từ chung chỉ loại đứng trớc cũng vẫn đợc chấp nhận bởi sự lợc bỏ ấy lại phù hợp với một trong những đặc trng của văn học: tính hàm súc, ngắn gọn.

Chẳng hạn: "Ai sang Quan Nội thì sang

Hàng cam, hàng tắt chín vàng khắp nơng".

Thì ta ngầm hiểu "Quan Nội" chính là tên một làng thuộc Thịnh Sơn, Đô L- ơng, Nghệ An.

- So sánh địa danh trong hát giặm và trong ca dao, chúng tôi thấy địa danh trong hát giặm xuất hiện ít hơn trong ca dao. Ca dao không những xuất hiện nhiều địa danh hơn hát giặm mà còn nhiều loại hình địa danh hơn. (Hát giặm chỉ có 29 danh từ chung và một ô mục thuộc tên đất tổng hợp, trong khi đó ca dao có đến 42 danh từ chung và một ô mục tên đất tổng hợp). Sở dĩ ca dao xuất hiện nhiều địa danh hơn, theo chúng tôi, bởi ca dao có một kho tàng phong phú, đồ sộ hơn hát giặm, ca dao luôn đợc bổ sung và có thể dễ dàng thay thế địa danh vào những mô típ quen thuộc, kiểu nh:

"Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nớc, em đây hết tình".

" Bao giờ Rú Cấm hết cây Sông Rum hết nớc, họ này hết quan". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nh vậy, từ những điều cơ bản nói trên, chúng ta thấy rằng địa danh trong thơ ca dân gian rất phong phú, đa dạng. Nó thể hiện rõ đợc sắc thái địa phơng cũng nh bản sắc của văn hoá xứ Nghệ. Đồng thời nó cũng góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt thêm giàu, thêm đẹp.

Một phần của tài liệu Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 36 - 39)