Địa danh gắn với tình yêu đôi lứa.

Một phần của tài liệu Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 62 - 66)

Tình yêu là một đề tài rất gần gũi, quen thuộc với chúng ta và đợc nhiều ngời quan tâm đến, song việc nghiên cứu, tìm hiểu nó dới góc độ ngôn ngữ học thông qua địa danh thì thật đặc biệt. Trong tình yêu có rất nhiều cách để biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con ngời nhng việc lấy địa danh, mợn điạ danh để biểu hiện nó thì rất độc đáo. Điều này rất dễ nhận thấy trong văn học - đặc biệt trong thơ ca dân gian xứ Nghệ.

Ta biết, địa danh xuất hiện trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh có sự gắn bó rất khăng khít với tình yêu đôi lứa. Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên cớ để tạo nên tình yêu, để ngời ta gặp gỡ, kết duyên với nhau. Chẳng hạn nh một phiên chợ quê, một buổi hái củi, hoặc một ngày hội làng qua những trò chơi dân gian giàu truyền thống là ngời ta có thể làm quen với nhau rồi kết nghĩa tâm giao. Song đặc biệt, trong thơ ca dân gian xứ Nghệ tình yêu đó lại luôn gắn với những địa danh cụ thể, lại có sự hiện hữu của địa danh. Chẳng hạn công việc chợ búa nhiều khi cũng nảy sinh tình yêu đôi lứa. Thông thờng chợ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá, công việc đi chợ là để mua sắm những vật dụng cần thiết cho mình. Nhng nhiều khi đó chỉ là cái cớ để làm nơi hò hẹn trai gái , Ví dụ:

Gặp mặt bạn tình vui thật là vui"

Địa danh chợ Dinh ở Yên Thành, Nghệ An. Đây là một chợ quê giống nh bao chợ quê khác trên mảnh đất Nghệ Tĩnh này song nó đặc biệt ở chỗ là đã gắn với những kỷ niệm của tình yêu đôi lứa. Nhiều khi địa danh chợ đợc nguời ta sử dụng để cắt nghĩa, lý giải tình yêu:

"Yêu nhau chẳng phải bỏ bùa Yêu nhau vì buổi chợ Chùa mà yêu"

Nh vậy, rõ ràng chợ ở đây đã là chiếc cầu nối liền giữa trái tim và trái tim. Địa danh chỉ là cái cớ nhng nó lại rất có ý nghĩa đối với sự gặp gỡ, hẹn hò và nảy sinh tình yêu. Chợ quê dờng nh đã trở thành "chợ tình" khiến cho các đôi trai gái ngày đêm mong đợi đến buổi chợ, phiên chợ để đợc gặp nhau. Gặp đợc nhau thì đó là niềm vui, hạnh phúc nhng vì một lý do nào đó mà họ không gặp đợc thì lại nhớ nhung, đau khổ:

"Chợ Mơ, chợ Mới, chợ Cầu Em đi không đợc, em sầu tơng t"

Những địa danh trong văn bản ca dao đều thuộc vùng đất Quỳnh Lu. Các địa danh thì rõ ràng nhng nhân vật "em" ở đây lại không xác định. Do vậy tâm lý ấy d- ờng nh đã trở thành tâm lý chung cho nhiều ngời.

Không chỉ có chợ mới là nơi gặp gỡ, hò hẹn của các đôi trai gái mà có khi các công việc thờng ngày nh đi củi cũng là dịp để các đôi trai gái gặp gỡ, giao lu, tìm hiểu nhau.Nhiều đôi nên vợ, nên chồng cũng bắt đầu từ đó. Vào những lúc khó khăn vất vả nh thế các chàng trai thờng giúp đỡ bạn gái để lấy lòng họ, còn các cô gái xem đó nh là sự thử thách về lòng nhiệt tình:

"Khi lên động xuống dốc Khi sang núi Đại Ngàn Cao dốc anh cũng sang Núi Đại Ngàn anh cũng xuống"

Ta biết, núi Đại Ngàn ở Hơng Sơn, Hà Tĩnh rất cheo leo hiểm trở song các chàng trai vẫn không nản chí mà vẫn cố gắng vợt qua để chứng tỏ sức mạnh và tấm lòng nhiệt thành của mình.

Nh vậy, núi cũng là nơi gặp gỡ, hò hẹn, ngời ta đến đó, ngoài việc kiếm chất đốt còn hi vọng gặp gỡ tình yêu. Vì thế mới có câu:

"Đờng lên rú Gám quanh co Anh cha có vợ, có o cha chồng

Cha chồng cha vợ ngồi trông Ra giêng đi củi vợ chồng kết đôi"

Địa danh rú Gám ở xã Tăng Thành (Yên Thành), nơi mà các trai gái vùng lân cận thờng lên đó kiếm củi và gặp gỡ nhau. Núi cũng nh chợ, là nơi hò hẹn cho bất cứ một đôi trai gái nào có duyên với nhau. Từ xa xa con ngời nơi đây đã biết kết hợp giữa công việc với tình yêu để tạo sự hài hoà, cân bằng trong cuộc sống. Và dờng nh đây cũng là đặc điểm chung của truyền thống dân tộc Việt Nam.

Tình yêu thật lạ lùng và lắm duyên cớ. Nhiều khi chỉ qua một vài trò chơi dân gian truyền thống nhng nhiều đôi cũng có thể nên vợ nên chồng. Địa danh làng Dù và làng Gành ở Thanh Chơng trong câu sau là nh thế:

"Làng Dù với lại làng Gành Nhờ trò bắt vịt mà thành nhiều đôi"

Trớc đây, đầu mùa xuân, vào những ngày khai hạ, ở Thanh Chơng ngời ta có tục thả vịt, thi bắt vịt trên sông Lam. Dân đi xem rất đông nhờ vậy mà trai gái có dịp gặp gỡ tìm hiểu nhau sau đó thành vợ thành chồng. Những địa danh đó ngoài việc đem đến cho ta những thông tin về tình yêu đôi lứa còn cho ta thông tin về những làng quê, đã lu giữ những truyền thống văn hoá giàu bản sắc.

Với tình yêu, nhiều khi việc bày tỏ tình cảm rất khó nhng đôi khi nó lại trở thành dễ bởi họ mợn địa danh để nói hộ lòng mình.

"Hỡi ngời kéo cái xe cò Có về dới Liệu với tôi thì về"

"Liệu" ở đây tức vùng chợ Liệu thuộc huyện Nam Đàn chàng trai đã mợn địa danh này để ớm hỏi tình cảm của cô gái một cách rất tự nhiên, thoải mái nhng vẫn giữ đợc nét ý nhị, kín đáo. Cũng có thể xem đó nh một lời tỏ tình dân dã, giản dị.

Đôi khi, địa danh trong thơ ca dân gian gắn liền sự thề nguyền của đôi trai gái: lấy một địa danh cụ thể để khẳng định tình yêu. Ví dụ:

- "Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nớc em đây hết tình". Hoặc: - "Bao giờ Hoành Lĩnh đá mòn

Núi Hoành Sơn mây phủ dạ em còn nhớ anh". - "Bao giờ Hoành Lĩnh phân t

Hai Vai bể nửa anh mới từ duyên em".

Mô típ lấy một địa danh để so sánh với tình yêu đôi lứa rất quen thuộc và thờng thấy trong thơ ca dân gian. Những địa danh ấy không thay đổi theo thời gian, bất di bất dịch trớc thiên nhiên hà khắc nên họ muốn mợn chúng để khẳng định, nói hộ tình yêu bền chặt của mình.

Cũng có khi, họ dám lấy cái chết để khẳng định tình yêu, và nó cũng gắn với địa danh cụ thể.

Chẳng hạn: "Một là anh bỏ đi xa Hai là em chết ba là lấy anh Còn nh ở đất Yên Thành

Một ngày không thấy mặt anh em buồn". Hay: "Anh mà không lấy đợc nờng

Anh về tự vẫn sông Lờng nờng ơi".

Tình yêu là lĩnh vực vô cùng bí ẩn và khó hiểu. Nó có sức mạnh ghê gớm và cũng rất cần thiết đối với cuộc sống con ngời. Do vậy mà ngời ta có thể làm mọi thứ để mong có đợc tình yêu, thậm chí giám chấp nhận cả cái chết chứ không thể sống thiếu ngời mình yêu. Điều này đã đợc thơ ca dân gian phản ánh thông qua các địa danh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tình yêu, khi ngời ta yêu nhau thì có nhiều cách bày tỏ, khẳng định tình cảm của mình, song khi muốn từ chối cũng có trăm nghìn lý lẽ khác nhau. Điều đặc biệt trong thơ ca dân gian là ngời ta mợn địa danh để từ chối tình cảm của mình.

Ví dụ: "Anh về hạ đồng Bụt cho bằng

Tát khe Dao cho cạn để làm đàng ngợc xuôi". Hay: "Bao giờ rặc nớc sông Bùng

Hai Vai trúc (đổ) đá, bể đông cát bồi Thì anh tha mẹ xuống chơi Hai ta kết nghĩa làm đôi vợ chồng". Hoặc: "Khi nào Hậu Luật khô đờng

Kỵ Hà hết cát thì nờng lấy tôi Khi nào lèn Dặm hết vôi Kỵ Sò hết ruốc thì tôi lấy nờng"

Những điều mà họ đa ra thật khó với đối phơng - và họ tin chắc rằng ngời ta không thể làm đợc những điều khó khăn đó, hoặc những điều nh thế sẽ không bao giờ xảy ra. Song đó là ở thời điểm ấy chứ sau này và hiện tại bây giờ nếu muốn từ chối tình cảm tin chắc rằng họ sẽ phải lựa chọn một số địa danh khác, phải đa ra những điều kiện khó hơn, bởi thực tế đã thay đổi.

Có thể địa danh viết về tình yêu trong thơ ca dân gian còn biểu hiện nhiều cung bậc khác nữa, song chừng đó cũng đủ để ta khẳng định rằng địa danh rất gần gũi và cũng rất có ý nghĩa đối với tình cảm của con ngời. Bởi nhiều khi, nhờ những địa danh, địa điểm cụ thể mà ngời ta có thể tìm đến với nhau, kết nghĩa tâm giao. Địa danh đã là nhịp cầu, là duyên cớ, thậm chí là nhân chứng của tình yêu.

Một phần của tài liệu Địa danh trong thơ ca dân gian nghệ tĩnh (Trang 62 - 66)