Dạy câu ghép theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 36 - 37)

2. BIỂU ĐỒ

2.1.2. Dạy câu ghép theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt

động giao tiếp của học sinh

Dạy học có mục đích là tạo ra sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách vá năng lực của HS. Con đường đạt đến hiệu quả của sự tự phát triển ấy là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể. Mọi phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy – học của thầy và trò đều nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ tự thân đó.

Đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực của HS, GV cần chú ý đối với mọi đối tượng HS phân ra nhiều mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) để có

PPDH thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của HS, người GV phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng HS.

Song đó, đặc điểm của đổi mới PPDH là chuyển từ PP truyền thụ, chú trọng thuyết trình, giảng giải sang PP tích cực hóa hoạt động của người học. Theo PP này, GV đóng vai trò tổ chức hoạt động của HS; HS là chủ thể của quá trình học tập. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua cấu tạo 3 phần của các bài học lý thuyết về câu ghép gồm: phần Nhận xét (cung cấp ngữ liệu, nêu câu hỏi, bài tập), phần Ghi nhớ (chốt lại những điểm kiến thức chủ yếu được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu), phần Luyện tập (bài tập củng cố, vận dụng kiến thức).

Một đặc điểm vốn có của con người là tính tích cực. Con người không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Con người sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khác nhau (VD: nhu cầu ăn, ở, đi lại, trao đổi thông tin,…). Những nhu cầu này không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w