2. BIỂU ĐỒ
2.3.5. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học câu
ghép
Thảo luận nhóm là hình thức dạy học làm việc theo nhóm, có ích trong việc hình thành và phát triển ở HS kỹ năng làm việc, giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, hợp tác giải quyết những việc mà mình không thể tự làm được và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh thông qua hoạt động với tập thể, đồng thời phát huy khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong hoạt động cùng nhau.
Trong dạy học câu ghép, thảo luận nhóm có thể được tiến hành ở phần hình thành kiến thức mới và bài tập luyện tập, thực hành.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
Cách chia nhóm, cách giao nhiệm vụ cho các nhóm, cách đặt tên nhóm phải tạo được hứng thú cho các em, không mất nhiều thời gian vào việc này. Nội dung các nhiệm vụ cần hướng vào việc khai thác kinh nghiệm, hiểu biết của từng cá nhân HS.
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận, GV theo dõi, góp ý cho từng nhóm khi cần thiết.
Bước 3: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
Sau mỗi nhóm trình bày kết quả cần tạo điều kiện cho các nhóm khác chất vấn, đồng ý hay phản bác ở những vấn đề nào và nhóm vừa trình bày có
nhiệm vụ phải giải thích, làm rõ các câu hỏi của nhóm bạn. Nếu nhóm cử đại diện trình bày thì các thành viên còn lại trong nhóm phải thay phiên nhau trả lời các câu hỏi chất vấn của các nhóm bạn.
Bước 4: Rút ra bài học (phần hình thành kiến thức mới), khắc sâu kiến thức (phần Luyện tập, thực hành)
VD1: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở phần hình thành kiến thức mới
Phần hình thành kiến thức mới của bài: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 21)
GV có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm để tạo điều kiện cho HS làm việc trên các ngữ liệu (câu ghép), dựa vào các câu hỏi trong phiếu bài tập, thảo luận và cùng nhau phát hiện ra kiến thức mới.
Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: GV chia nhóm (2HS/ nhóm hoặc 4HS/ nhóm)
Bước 2: GV phát phiếu bài tập, HS thảo luận cùng nhau giải quyết các câu hỏi trong phiếu.
Phiếu bài tập
Đọc đoạn văn sau:
Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào… Một lát sau, I-va-nốp đứng dậy nói: “Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi.”
Mọi người đều cho là I-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Theo Hồ Lăng
1. Gạch một gạch dưới những câu ghép có trong đoạn văn. 2. Đánh dấu chéo (/) giữa các vế câu trong các câu ghép đó.
3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau? ... ... Bước 3: Thông qua thảo luận nhóm, giải quyết các bài tập trong phiếu bài tập, dưới sự dẫn dắt của GV, HS sẽ rút ra được bài học sau:
1. Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.
2. Những quan hệ từ thường được dùng là: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
3. Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:
- vì… nên…; do… nên…; nhờ… mà… - nếu… thì…; giá… thì…; hễ… thì…. - tuy… nhưng…; mặc dù… nhưng… - chẳng những… mà…; không chỉ… mà…
VD2: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở phần Luyện tập, thực hành củng cố trong các bài dạy về câu ghép.
Phần Luyện tập (bài tập 3) của bài: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 38)
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:
a/ Hễ em được điểm tốt… b/ Nếu chúng ta chủ quan…
c/ … thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
Mỗi nhóm 2 – 4 HS. Nhiệm vụ của các nhóm là: đọc kỹ các vế câu ghép đề bài cho, sau đó thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép theo yêu cầu của bài tập 3 trong SGK.
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và ghi vào phiếu giao việc. Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả.
GV cùng cả lớp phân tích, nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm vừa nêu.
Bước 4: Khắc sâu kiến thức.