Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học câu

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 48 - 49)

2. BIỂU ĐỒ

2.3.2.Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học câu

quả, cần phải sử dụng những PPDH phát huy tính tích cực của HS, các PP đặc trưng của môn tiếng Việt: PP phân tích ngôn ngữ, PP luyện tập theo mẫu, PP giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể), PP thảo luận nhóm,…

Ngoài các PPDH nêu trên, trong hoạt động giảng dạy câu ghép, tùy từng nội dung, điều kiện của lớp học và đối tượng của HS, GV có thể lựa chọn nhiều PPDH khác để quá trình dạy học câu ghép gây được hứng thú học tập của các em như: PP đóng vai, PP diễn giảng, PP trò chơi học tập, PP sử dụng phương tiện trực quan,…

2.3.2. Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học câu ghép ghép

Phân tích ngôn ngữ được dùng một cách có hệ thống để xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ nhằm làm rõ cấu trúc hình thức lẫn nội dung và hoạt động của chúng trong giao tiếp. Trong luyện câu ghép, PP này được dùng để phân tích cấu tạo câu ghép, tình huống giao tiếp,… nhằm giúp HS thông hiểu khái niệm, sử dụng công cụ giao tiếp một cách có ý thức. PP này được thể hiện ở các dạng bài tập phân tích.

VD: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau đây:

Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.

Theo PP này, HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định hướng của nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi

nhớ. Cụ thể là, GV hướng dẫn HS phân tích đối tượng (chứa hiện tượng ngôn ngữ cần lĩnh hội trong tiết học) ra thành những bộ phận, những mặt khác nhau,… để lần lượt tìm hiểu một cách kỹ càng hơn, sâu sắc hơn, nhằm mục đích nhận thức về đối tượng một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 48 - 49)