Xây dựng hệ thống bài tập dạy câu ghép trong sự kế thừa và

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 58 - 60)

2. BIỂU ĐỒ

2.4.2. Xây dựng hệ thống bài tập dạy câu ghép trong sự kế thừa và

mở rộng vốn từ cho HS lớp 5

Khi xây dựng hệ thống bài tập dạy câu ghép cho HS lớp 5, GV phải dựa vào vốn từ HS đã có. Các ngữ liệu bài tập đưa ra phải rõ ràng về cấu trúc ngữ pháp, quen thuộc về ý nghĩa thì việc nắm bắt quy tắc ngữ pháp của các em dễ

dàng hơn. Vốn từ của HS lớp 5 chủ yếu là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, những từ chỉ tính chất, hoạt động của người và sự vật tồn tại, xảy ra xung quanh cuộc sống các em, các em thu nhận qua cuộc sống giao tiếp của mình, trong các tác phẩm văn học, qua các giờ học mở rộng vốn từ. Trong vốn từ của các em không chỉ có từ thuần Việt mà đã có rất nhiều từ Hán Việt, từ vay mượn, từ phiên âm tiếng nước ngoài…

Trong quá trình xây dựng bài tập dạy câu ghép cho HS lớp 5, GV phải biết khai thác vốn từ của các em dùng để luyện câu. Cụ thể: các ngữ cảnh, tình huống đưa ra yêu cầu các em thực hành đặt câu ghép, giao tiếp phải gần gũi với cuộc sống của các em để các em dễ dàng hiểu, nhập cảnh và huy động vốn từ của mình để thực hiện hành vi giao tiếp. Trong quá trình theo dõi, hướng dẫn các em, GV giúp HS mở rộng thêm vốn từ thông qua các bài tập đặt câu ghép.

VD: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: a/ Mùa xuân đã về, …

b/ Mặt trời mọc, …

c/ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn … d/ Vì trời mưa to…

(Câu ghép, TV5, tập 2, trang 9) Mỗi HS có thể đặt câu với gợi ý từ một vế câu cho trước và qua việc hoàn thành câu ghép của các thành viên trong lớp, bản thân mỗi HS sẽ biết thêm được những đặc điểm của mùa xuân, những từ ngữ chỉ đức tính tốt hay xấu của con người, những ảnh hưởng do thời tiết. Chẳng hạn:

a/ Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân đã về, trăm hoa đua nhau nở. Mùa xuân đã về, mai vàng khoe sắc. b/ Mặt trời mọc, sương tan dần.

c/ Trong truyện cố tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn

người anh thì tham lam, lười biếng.

Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ hiền lành, còn người anh ích kỷ, lười nhát.

d/ Vì trời mưa to nên đường lầy lội. Vì trời mưa to nên đường ngập nước. Vì trời mưa to nên em đến lớp muộn. …

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w