TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 65 - 66)

2. BIỂU ĐỒ

3.4.TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

Việc đánh giá kết quả thử nghiệm căn cứ vào kết quả kiểm tra, khả năng hiểu và sử dụng câu ghép của HS lớp 5 trong giờ học Tiếng Việt, trong các tình huống giao tiếp cụ thể, biểu hiện qua hai tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí 1: Hiểu biết về câu ghép.

- Tiêu chí 2: Kỹ năng sử dụng câu ghép trong giao tiếp.

Việc xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học câu ghép nhằm giúp HS lĩnh hội những tri thức cơ bản về câu ghép. Việc hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng câu ghép trong giao tiếp là mục đích của đề tài, ngoài ra còn rèn cho các em kỹ năng diễn đạt ý kiến của mình, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, kỹ năng giao tiếp. Đây được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả của việc dạy câu ghép cho HS lớp 5 theo quan điểm giao tiếp.

* Đánh giá về mặt định lượng (Kết quả về mặt kiến thức, kỹ năng thực hiện các bài tập của HS):

- Về kết quả học tập: chúng tôi đánh giá bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, kết quả điểm số chia thành 4 loại:

+ Loại giỏi: đạt 9 – 10 điểm. + Loại khá: đạt 7 – 8 điểm.

+ Loại yếu: chỉ đạt 1 – 4 điểm. - Về mức độ rèn luyện kỹ năng:

+ Mức độ 1: tích cực rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ trong giao tiếp. + Mức độ 2: có ý thức rèn luyện các kỹ năng sử dụng câu ghép.

+ Mức độ 3: rèn luyện các kỹ năng sử dụng câu ghép một cách thụ động.

+ Mức độ 4: không rèn luyện các kỹ năng sử dụng câu ghép.

* Đánh giá về mặt hứng thú học tập của HS:

- Mức độ thích: chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu, tích cực, không làm việc riêng trong giờ học.

- Mức độ bình thường: nghe cô giáo giảng bài, phát biểu ý kiến, không nói chuyện riêng trong giờ học.

- Mức độ không thích: không chú ý nghe giảng, không hứng thú tham gia xây dựng bài, không hợp tác với bạn, đùa nghịch, làm việc riêng trong giờ học.

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 65 - 66)