Vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học câu

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 54 - 57)

2. BIỂU ĐỒ

2.3.6.Vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học câu

Để thể hiện quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng những QHT hoặc cặp QHT nào?”

Các phương pháp hỗ trợ:

Phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp trò chơi học tập, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp vấn đáp.

Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm có một vai trò rất quan trọng trong việc dạy câu ghép cho HS lớp 5, góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp và giáo dục HS tính tập thể trong học tập. Tuy nhiên, chúng ta không quá lạm dụng phương pháp này vì nó có thể là PP hay trong bài này nhưng chưa chắc đã là PP tối ưu cho bài kia.

2.3.6. Vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học câu ghép ghép

Trò chơi học tập là hình thức học tập phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học. Phương pháp trò chơi được sử dụng như một PP tổ chức cho HS khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một kỹ năng nào đó trong chương trình môn học hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.

Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức và kỹ năng vừa học.

Trò chơi học tập không chỉ giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kỹ năng đã học. Bởi thế, nó là một loại trò chơi đặc biệt. Thông qua trò chơi, quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi, việc tiếp thu kiến thức bớt khô khan, không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn; HS thấy việc học nhẹ nhàng,

vui vẻ, gần gũi, thân thiết hơn, tiếp thu kiến thức bài học tự giác hơn. HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức, được rèn luyện khả năng quyết định, lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống, được hình thành năng lực quan sát, kỹ năng nhận xét, đánh giá,… Từ mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua tiết học có trò chơi sẽ làm cho các em yêu thích môn học hơn, tăng cường khả năng giao tiếp giữa GV với HS, giữa HS với HS.

Bản chất của phương pháp trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi)thể hiện nội dung và PP học, đặc biệt là PP học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.

Khi sử dụng phương pháp này, GV cần lưu ý một số yêu cầu sau:

- Mục đích trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về câu ghép, rèn luyện kỹ năng sử dụng câu ghép trong giao tiếp.

- Nội dung trò chơi phải chứa ít nhất là một đơn vị kiến thức về câu ghép, một số thao tác của kỹ năng sử dụng câu ghép.

- Hình thức trò chơi cần đa dạng, phong phú, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và giác quan của HS.

- Cách chơi đơn giản, dễ thực hiện; thu hút được nhiều người tham gia. Phần thưởng phạt phải công minh, có sức thu hút.

- Việc tổ chức trò chơi cần đúng lúc làm sao đạt được mục đích mình đề ra: khắc sâu được kiến thức (hay rèn luyện được kỹ năng), thay đổi không khí lớp học tạo hứng thú học tập ở HS.

Trong dạy học câu ghép, phương pháp trò chơi học tập giúp cho giờ học sinh động, HS có điều kiện giao tiếp, hợp tác hoạt động. Tuy nhiên, không nên lạm dụng PP này, không phải bài dạy câu ghép nào cũng bắt buộc tổ chức trò chơi, cần tránh lặp đi lặp lại một vài hình thức đến nhàm chán, HS buộc

phải chơi. Trò chơi học tập câu ghép chủ yếu được tổ chức vào cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn HS chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, bảng nhóm,…).

- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm,…

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi (nếu có). Bước 3: Thực hiện trò chơi.

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này gồm những việc làm sau: - GV hoặc HS là trọng tài nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

- Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

VD: Trò chơi thi đặt câu ghép

Trò chơi này được tiến hành sau khi học xong bài: Câu ghép (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 8)

Mục đích:

Luyện tập kỹ năng sử dụng câu ghép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn bị:

GV chuẩn bị sẵn các tình huống cụ thể: Đặt câu ghép trong từng tình huống sau: - Nói về việc em đến lớp muộn.

- Nói về việc em được ba mẹ khen khi em đạt điểm 10 trong học tập. - Nói về tình bạn thân thiết của em với một bạn trong lớp.

Cách chơi:

GV hoặc một HS nêu từng tình huống. Những HS khác đọc to câu ghép phù hợp với tình huống đó (thi đua theo tổ, tổ nào đặt nhiều câu ghép chính xác và phù hợp với tình huống, tổ đó thắng).

Phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt được sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy câu ghép cho HS lớp 5 và nó được sử dụng nhiều trong các phần

Luyện tập, thực hành nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng đã học trong một tiết. Tùy vào nội dung từng bài, vào đặc điểm nhận thức của HS mà GV có thể thiết kế và hướng dẫn, tổ chức cho HS tham gia các trò chơi học tập một cách có hiệu quả.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi học tập tiếng Việt đã được chúng tôi thiết kế sau khi nghiên cứu kỹ nội dung các bài Luyện từ và câu có nội dung dạy học về câu ghép trong sách TV5.

(Phụ lục 4: Một số trò chơi học tập về câu ghép theo quan điểm giao tiếp)

Một phần của tài liệu Dạy câu ghép cho học sinh lớp 5 theo quan điểm giao tiếp luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 54 - 57)