2. BIỂU ĐỒ
2.2.3. Trên quan điểm giao tiếp, đề xuất bổ sung một số nội dung dạy
học về câu ghép
Bài Câu ghép – Tuần 19
Phần Ghi nhớ trang 8 SGK đưa ra khái niệm về câu ghép:
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
Chúng tôi nhận thấy phần 1 của Ghi nhớ: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại” nhưng ở phần Nhận xét chỉ đưa ra những câu ghép có hai vế câu và phần Luyện tập chưa có nội dung cho HS thực hành đặt câu ghép theo tình huống nên chúng tôi đề nghị bổ sung thêm bài tập ở phần Luyện tập để giúp HS hiểu thêm câu ghép có thể do ba vế câu tạo thành và sự cần thiết khi phải có câu ghép. Chẳng hạn: Đặt câu ghép theo nội dung các bức ảnh sau:
A B
Tùy theo cách đặt câu mà các câu ghép đó có thể tạo thành một câu ghép được nữa hay không bởi cả hai bức ảnh đều có nội dung liên quan đến “trời mưa”.
VD: Dựa vào nội dung 2 bức ảnh trên, HS có thể đặt ra rất nhiều câu ghép như:
A. Vì trời mưa nên đường phố ngập nước. B. Vì trời mưa nên mọi người đều mặc áo mưa.
Sau khi HS đặt câu, GV có thể hỏi thêm: Có thể ghép các câu ghép trên thành một câu ghép được không? Vì sao? Sau đó yêu cầu HS tìm chủ ngữ, vị ngữ cho các vế câu của câu ghép đó. Chẳng hạn:
Vì trời / mưa nên đường phố / ngập nước, mọi người / đều mặc áo mưa.
CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
Cuối cùng, GV chốt lại kiến thức: Câu ghép có thể do ba vế câu tạo thành, mỗi vế câu ghép thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các vế câu khác.
Bài Cách nối các vế câu ghép – Tuần 19
Phần Luyện tập ở SGK mới chỉ giúp HS nhận diện câu ghép, cách nối các vế câu ghép. Vì thế, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm bài tập giúp HS thực hành nối các vế câu ghép bằng một trong hai cách vừa học. Chẳng hạn: Thay các từ có tác dụng nối bằng dấu câu thích hợp trong từng câu ghép dưới đây:
a/ Mẹ tôi là giáo viên còn ba tôi là nông dân. b/ Cơn gió ập đến và bụi tung mịt mù.
c/ Mặt trời đang từ từ nhô lên và bình minh lại trở về trên quê hương em. d/ Vườn nhà tôi khá rộng nhưng tôi thích nhất một góc vườn nhỏ phía đông. Gợi ý: Thay bằng a/ dấu phẩy b/ dấu phẩy c/ dấu phẩy d/ dấu phẩy
Hoặc có thể bổ sung thêm bài tập như sau: Tìm các từ nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào ô trống:
a/ Gió thổi ào áo cây cối nghiêng ngả bụi cuốn mịt mù một trận mưa ập tới.
b/ Trong vườn, ánh trăng chiếu sáng trên các vòm lá vạn vật đang say ngủ.
c/ Những chú dơi bay lượn khắp vườn bác đom đóm ngồi chong đèn học bài.
d/ Mình không đạt học sinh giỏi cấp huyện mình rất ham chơi.
Gợi ý trả lời
a/ Điền dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy (hoặc từ “và”). b/ Điền dấu phẩy (hoặc từ “và”).
c/ Điền từ “còn”. d/ Điền từ “vì”.
Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Chúng tôi nhận thấy bài tập trong SGK trang 22, 23 mới chỉ yêu cầu HS thực hành nhận diện các quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép mà chưa có bài tập thực hành giúp HS biết đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ
hoặc cặp quan hệ từ nên chúng tôi cho rằng cần bổ sung bài tập dạng này. Chẳng hạn: Hãy đặt câu ghép với những quan hệ từ, cặp quan hệ từ sau:
a/ … thì … b/ … và … c/ Vì … nên … d/ Nhờ … mà …
Gợi ý trả lời
a/ Tiếng trống trường vang lên thì chúng em vào lớp học.
b/ Trong lớp, bạn Ngọc rất chăm chỉ và bạn Trinh cũng siêng năng. c/ Vì mưa to nên tiết học ngoại khóa bị hoãn lại.
d/ Nhờ Vân chăm chỉ học tập nên bạn đã đạt thành tích tốt trong kỳ kiểm tra vừa qua.
Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Muốn HS sử dụng câu ghép tốt thì phải tạo điều kiện để HS thực hành sử dụng câu ghép trong các tình huống quen thuộc với các em. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy cần bổ sung bài tập sau: Hãy đặt 4 câu ghép chỉ nguyên nhân-kết quả nói về chủ đề học tập ở lớp em:
Khi thực hành đặt câu theo tình huống vừa nêu hoặc một tình huống khác có nghĩa là HS đã biết vận dụng câu ghép chỉ nguyên nhân-kết quả vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Từ đó, các em tự tin hơn khi sử dụng câu ghép.
Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22, trang 38
Mục đích của bài này là dạy cho HS cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện-kết quả hoặc giả thuyết- kết quả. Tuy nhiên ở phần Nhận xét chỉ mới đưa ra các ngữ liệu về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện-kết quả. Vì thế chúng tôi nhận thấy cần bổ sung ở phần Nhận xét ngữ liệu về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết-kết quả như: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
Ngoài ra, bài tập 1 của phần Nhận xét, SGK trang 38 đưa ra yêu cầu và ngữ liệu:
“Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?
a/ Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. b/ Con phải mặc áo ấm nếu trời trở rét.”
Sau khi HS phát hiện cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép khác nhau nhưng vẫn biểu thị quan hệ điều kiện-kết quả.
Do đó, chúng tôi đề nghị bổ sung ghi nhớ: “Đối với các câu ghép được nối bởi các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết)–kết quả, các vế câu có thể đảo vị trí, các cặp quan hệ từ có thể tỉnh lược một yếu tố. Giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra (nếu thời gian có thể quay trở lại); còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra”.
Nhưng phần này chỉ nói, không cần ghi.
Ở phần Luyện tập, cần bổ sung bài tập để HS thực hành đặt câu ghép biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết)-kết qủa. Chẳng hạn: Đặt 3 câu có cặp quan hệ từ chỉ điều kiện (giả thiết)-kết quả nói về vấn đề thời tiết. Từ các câu ghép vừa nêu, em hãy thay đổi vị trí các vế câu để tạo ra câu ghép mới.
Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22, trang 44
Để tạo điều kiện cho HS thực hành sử dụng câu ghép trong giao tiếp, chúng tôi nhận thấy cần có thêm bài tập giúp HS sử dụng đúng quan hệ từ và biết đặt câu ghép chỉ quan hệ tương phản vào các tiết luyện tập buổi chiều. Chẳng hạn: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép biểu thị quan hệ tương phản:
a/ … ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b/ … gia đình bạn Lan rất nghèo … bạn ấy vẫn học giỏi. c/ … bà tôi tuổi đã cao … bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
d/ … mùa xuân đã về … nhưng cái lạnh của mùa đông vẫn còn vương vấn trong đất trời.
Gợi ý trả lời
a/ Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
b/ Mặc dù (Tuy) gia đình bạn Lan rất nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. c/ Tuy bà tôi tuổi đã cao nhưng bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
d/ Mặc dù (Tuy) mùa xuân đã về nhưng cái lạnh của mùa đông vẫn còn vương vấn trong đất trời.
Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Bài tập trong phần Luyện tập SGK trang 54, 55 chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành giao tiếp bằng sử dụng câu ghép cho HS. Vì vậy, theo chúng tôi cần có những dạng bài tập sau để HS có thể thực hành sử dụng câu ghép tốt hơn. Bài tập được thực hành trong các tiết buổi chiều. Chẳng hạn: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến:
a/ Hà không chỉ hát hay …
b/ Cô giáo em không chỉ dạy giỏi … c/ Không chỉ trời mưa rất to … d/ Chẳng những mùa xuân ấm áp …
Gợi ý: Có thể điền như sau:
a/ Hà không chỉ hát hay mà Hà còn múa rất dẻo.
b/ Cô giáo em không chỉ dạy giỏi mà cô còn hát rất hay. c/ Không chỉ trời mưa rất to mà gió còn thổi rất mạnh.
d/ Chẳng những mùa xuân ấm áp mà nó còn góp phần làm cho con người thêm vui tươi.
Hoặc bài tập: Đặt câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các tính huống sau:
a/ Bạn Minh học Tiếng Việt giỏi, học Toán cũng giỏi. b/ Chị em thích nghề giáo viên, em cũng thích nghề này.
c/ Cô giáo vừa dạy kiến thức vừa rèn cho chúng em nên người trò ngoan. Gợi ý:
a/ Bạn Minh không những học Tiếng Việt giỏi mà bạn ấy học Toán cũng rất giỏi.
b/ Chẳng những chị em thích nghề giáo viên mà em cũng thích nghề này. c/ Cô giáo không chỉ dạy kiến thức mà còn rèn cho chúng em nên người trò ngoan.
Bài Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng – Tuần 24
Để HS phân biệt được nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng, chúng tôi nhận thấy cần bổ sung ở ghi nhớ: “Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế trong câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy”. Phần này chỉ nói, không cần ghi.
Phần Luyện tập, cần bổ sung thêm bài tập để HS thực hành cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. Chẳng hạn: Với mỗi cặp từ sau hãy đặt một câu ghép:
a/ bao nhiêu … bấy nhiêu. b/ sao … vậy …
c/ mới … đã
Gợi ý:
a/ Mẹ cho bao nhiêu tiền tiêu thì con lấy bấy nhiêu. b/ Ông bảo cháu làm sao thì cháu làm vậy.
c/ Cô giáo mới bước vào lớp, chúng em đã đứng dậy chào.
2.3. DẠY CÂU GHÉP CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC